Review Kinh Nghiệm Đi ĐÀN NAM GIAO Huế 2024

Người đăng: Tour Hoa Trà
Đang được cập nhật....

Nằm trong quần thể di tích Cố Đô Huế, Đàn Nam Giao hiện là đàn tế duy nhất ở Huế còn tồn tại đến ngày nay. Mang đậm vẻ đẹp kiến trúc cung đình uy nghi dưới triều Nguyễn đồng thời đây cũng là chốn để tĩnh tâm, chiêm nghiệm. Xưa kia đàn tế được xây dựng chính là nơi linh thiêng để các bậc đế vương tổ chức lễ tế trời đất trong những ngày xuân hàng năm, gắn liền và là là sợi dây kết nối với với thế giới tâm linh.

Cùng với Đại Nội Huế hay các lăng tẩm, đàn tế Nam Giao là địa điểm mà du khách không nên bỏ lỡ khi có dịp đi du lịch Huế. Cùng Dulich.Pro.Vn khám phá review kinh nghiệm chi tiết ngay nhé!

Giới thiệu về Đàn Nam Giao ở đâu ?

Đàn tế Nam Giao nằm cách Đại Nội Huế 5km về phía Tây tọa lạc trên đất làng Dương Xuân, thuộc phía Nam kinh thành xưa. Ban đầu đàn Nam Giáo được xây tạm tại  làng An Ninh thượng, mãi cho tới năm 1806 thì được dời về địa điểm bây giờ như chúng ta thấy, làng Dương Xuân nằm về hướng nam kinh thành. Nếu như Phật Giáo hưng thịnh dưới triều đại Lý, Trần thì dưới triều Nguyễn, Nho Giáo có phần phát triển hơn. Theo quan điểm của đạo Nho thì trời là cha, đất là mẹ nên còn được xem như “cha mẹ” tinh thần,và đàn tế cũng  được xây dựng để tế Trời và Đất.

Kể từ khi được xây dựng đã có tới 10 trong số 13 đời vua tổ chức các buổi lễ tế giao, tế trời đất tại đây, cầu xin trời đất cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.. Tọa lạc trên nền diện tích lên đến 10ha, đàn Nam Giao với công trình chính quan trọng nhất là Giao đàn cùng với các công trình phụ cận bao gồm Trai cung, Thần trù, Thần khố,… Nổi bật nhất có lễ phải kể đến rừng thông xanh mát ôm trọn lấy đàn Nam Giao tượng trưng cho khí phách hiên ngang, phóng khoáng của người quân tử. 

Đàn Nam Giao địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa Cập Nhật

Ban quản lý Đàn Nam Giao Huế số điện thoại: 0234 3523 237 - Hotline dịch vụ tư vấn thông tin, tour du lịch tham quan Đàn Nam Giao Online: 1900.633.278.

Đàn Nam Giao địa chỉ: Phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.

Di tích Đàn Nam Giao có giờ mở cửa đón du khách tham quan, khám phá, tìm hiểu buổi sáng từ 07:30 - 12:00 và buổi chiều từ 13:30 - 17:00. Lịch mở cửa hoạt động di tích Đàn Nam Giao từ thứ 2,3, 4, 5, 6, 7 và Chủ Nhật.

Giá vé Đàn Nam Giao vào cửa, tham quan bao nhiêu tiền ?

Vé vào Đàn Nam Giao người lớn và trẻ em từ 12 tuổi: 50.000 VNĐ/Vé; Trẻ em từ 7 - 12 tuổi: Miễn phí vé; Trẻ em dưới 7 tuổi: Miễn phí.

Ngoài vé tham quan, vào cửa di tích. Du khách có nhu cầu tìm hiểu thêm về những giá trị lịch sử, bạn có thể mua vé thuyết minh hướng dẫn tại các điểm di tích (vé có giá trị trong 2 ngày): 300.000đ/HDV/02 ngày.

Bên cạnh đó du khách đi xe tự túc đến di tích, còn mất thêm chi phí gửi xe máy là 5.000 VND/Xe; Gửi xe ô tô từ 30.000 - 50.000 VND/Xe.

Tour du lịch đi Đàn Nam Giao vào thời gian mùa nào đẹp ?

Nên đi Huế vào thời gian nào đẹp nhất và hạn chế được mưa bão là nỗi băn khoăn của nhiều du khách. Nếu bạn thích tiết trời ấm áp đầu xuân kết hợp với các địa diểm chùa chiền trong chuyens đi Dulich.Pro.Vn khuyên bạn nên lên kế hoạch trong khoảng tháng 1 đến tháng 2. Lúc này tiết trời dần chuyển ấm áp hơn, không còn cái lạnh căm căm như khi đông về. 

Tháng 4 mùa lễ hội ở Huế Là lúc mà thời điểm Huế náo nhiệt nhất với rất nhiều hoạt động nghệ thuật và giải trí đặc sắc. Không chỉ riêng đàn Nam Giao mà cả kinh thành Huế đều được trang hoàng lung linh, huyền ảo dưới ánh đèn nến. 

Bạn cũng đừng bỏ lỡ mùa du lịch biển tại Huế khi tới thăm cố đô xưa. Tháng 5, tháng 6, tháng 7, khi mùa hè nắng đỏ đổ lửa, còn gì tuyệt hơn là được ngâm mình dưới làn nước mát lạnh, thưởng thức các món hải sản tươi ngon tại các bãi biển Lăng Cô, Thuận An, Hải Dương…

Chỉ dẫn phương tiện di chuyển, đường đi Đàn Nam Giao Huế

Chỉ cách trung tâm Tỉnh Thừa Thiên Huế khoảng 4 km, nên ngoài những phương tiện phổ biến như xe ôm, taxi chở đến tận cổng kinh thành bạn cũng có thể thuê xe máy hay một chiếc xe đạp ngay tại trung tâm thành phố. Một mình một xe rong ruổi trên những con đường nhỏ mộng mơ của Huế, thưởng thức bún bò đặc sản hay đơn giản là vài thức quà ăn vặt.

Theo bờ Nam Sông Hương từ bưu điện tỉnh Thừa Thiên Huế bạn chạy dọc theo đường Lê Lợi, sau đó rẽ trái đi hết đường đường Điện Biên Phủ lên phố Ngự Bình là tới được di tích Đàn Nam Giao nhé!

Review tìm hiểu, tham quan du lịch Đàn Nam Giao có gì ?

Đàn Nam Giao triều Nguyễn được xây dựng trên khuôn viên hình chữ nhật với chiều rộng hai cạnh Bắc Nam là 265m và dài ở hai cạnh Đông Tây là 390m.

+ Khám phá kiến trúc độc đáo: Đàn có 4 cửa tương ứng với 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc, với cửa chính là cửa Nam.  chính là cửa Nam, trước mỗi cửa đặt một bức bình phong bằng đá. Theo thời gian  đến hiện nay, công trình chỉ còn bảo tồn được 3 bức ở cửa Đông, cửa Tây và cửa Nam. Vị trí trung tâm của đàn Nam Giao chính là Giao Đàn, nơi tổ chức các nghi lễ chính, được thiết kế theo hình chữ nhật gồm 3 tầng và tuân theo thuyết Tam Tài: Thiên - Địa - Nhân. Ban đầu mỗi tầng Giao Đàn sẽ được sơn một màu khác nhau: tầng trên cùng sơn màu xanh tượng trưng cho trời, tầng giữa sơn màu vàng tượng trưng cho đất, còn tầng dưới cùng màu đỏ chính là con người. Khi bước vào thời gian lễ tế người ta sẽ dựng các ngôi nhà tương ứng với các màu trên để làm nơi dâng đồ cúng.

+ Tìm hiểu 3 tầng của đàn tế: Tầng trên cùng: Tầng trên là Đàn thượng hay còn gọi là Viên đàn bởi được thiết kế theo hình tròn. Cra 4 phía đều có bậc thang dẫn xuống dưới và xung quanh là một vòng lan can cao 2 thước màu xanh tượng trưng cho trời .

Tầng thứ 2: Tầng 2 Đàn trung hình vuông nên được đặt tên là Phương đàn, khác với đàn Thượng, vòng lan can ở đây được sơn màu vàng tượng trưng cho đất địa.

Tầng dưới cùng: Đàn hạ cũng có hình vuông như đàn Trung, vòng lan can màu đỏ tượng trưng cho người.

+ Tham quan các công trình phụ thuộc quần thể đàn Nam Giao: Nằm ngay bên cạnh Giao Đàn là các công trình phụ như Trai cung, Thần khố, Thần trù và Tê sinh sở. Trai Cung nằm bên trái đàn, nơi vua chay tịnh trước khi hành lễ gồm Chính điện, Hữu túc, nhà Tả túc, phòng Thượng trà,… Phía bên tay phải là Thần khố dùng làm kho để đồ tế; khu nhà bếp chuẩn bị lễ vật cúng tế gọi là Thần trù và Tế sinh sở là nơi giết mổ vật đem cúng tế.

+ Nghe thuyết minh về Lễ Tế: Lễ tế trời đất được cử hành tại đàn Nam Giao vào trung tuần tháng hai. Việc tổ chức lễ có thể là một năm hoặc hai năm một lần nhưng năm Thành Thái thứ 2 thì cứ cách ba năm mới tế một lần. Theo quan niệm xưa vua là Thiên tử tức con trời nên chỉ có vua mới được quyền cúng tế trời đất là cha mẹ của mình, chính vì thế à chủ tế không ai khác là nhà vua. Trước khi tế  lễ nhà vua cùng các quan lại phải trai giới 3 ngày, đến thời Bảo Đại thì thời gian trai giới rút xuống còn 1 ngày.

Những vật tế dâng lên cho trời đất gồm có trâu, heo, dê được gọi là những “con sinh” và dọc con đường từ Đại Nội đến Giao Đàn, nhân dân phải kết cổng chào, lập hương án đón đám rước nhà vua đi qua. Mọi nghi lễ từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc đều được diễn ra long trọng như một việc trọng đại của triều đình diễn ra trong suốt triều đại. 

Bỏ túi kinh nghiệm đi Đàn Nam Giao Huế có lưu ý gì quan trọng ?

Bạn đang có dự định tham quan đàn Nam Giao và cố đô Huế trong thời gian tới thì những kinh nghiệm bỏ túi, lưu ý nhỏ dưới đây sẽ hữu ích rất nhiều đấy, lưu ngay bạn nhé.

+ Mua vé tham quan Đàn Nam Giao ở đâu ? Du khác có thể dễ dàng mua vé trực tiếp tại quầy bán vé ở cổng di tích hoặc mua vé trước khi tham quan Đại Nội Huế nhé!

+ Thường thì du khách đến thăm cố đô Huế không chỉ ghé vào đàn Nam Giao mà còn thăm Đại Nội Huế, các cung điện và lăng tẩm chính như: Lăng Minh Mạng, Lăng Tự Đức, Lăng Khải Định, Lăng Gia Long,... vì thế mà bạn hãy chọn những bộ trang phục kín đáo, lịch sự thể hiện sự tôn trọng nơi di tích lịch sử.

+ Lưu ý tuân thủ các nội quy, quy định trong quá trình tham quan: Không quay phim chụp ảnh ở các khu vực cấm, không mang các chất dễ cháy nổ, giữ trật tự trong khi vào bên trong các điện và lăng…

+ Bạn có thể dễ dàng thuê được áo dài hay những bộ Việt Phục truyền thống tại các cửa hàng ngay cạnh di tích, thử một lần hóa thân thành những chàng trai, cô gái chốn cung đình cũng là một trải nghiệm thú vị.

+ Tham quan, tìm hiểu ở di tích Đàn Nam Giao mà bạn có sử dụng đồ uống, đồ ăn thì hãy bỏ rác vào đúng nơi quy định của di tích và giữ gìn vệ sinh không gian chung của Đàn Nam Giao.

+ Mẹo hay hữu ích khi tham quan di tích những ngày thời tiết nắng nóng, bạn nên chuẩn bị mang theo nước uống để bổ sung năng lượng khi cảm thấy mệt.

Trong số 5 triều đại lập đàn tế Nam Giao thì Đàn Nam Giao ở Kinh thành Huế là công trình duy nhất còn sót lại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Kiến trúc có thể bị thời gian tàn phá những giá trị lịch sử và ý nghĩa tâm linh thì vẫn còn vẹn nguyên trong lòng người.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Zalo Dulich.Pro.Vn Messenger Dulich.Pro.Vn 1900633278