Nếu có ai thắc mắc về một câu chuyện cổ tích giữa đời thực thì thì xin hãy một lần đến thành Cổ Quảng Trị, tòa thành cổ bên bờ sông Thạch Hãn. Và để viết nên câu chuyện 81 ngày đêm ấy nước mắt và xương máu đã đổ xuống thấm đẫm cờ hoa, có những chàng trai cô gái trong độ tuổi 18 đôi mươi, cái tuổi đẹp nhất của cuộc đời nhưng có ngại gì hy sinh vì sự bình yên cho tổ quốc. Ngày nay về thăm Thành cổ du khách không khỏi xúc động và ngạc nhiên bởi nghĩa trang không một nấm mồ mà là ngôi mộ chung của những người lính năm xưa.
Một điểm tham quan gắn liền với những năm tháng lịch sử mà du khách không nên bỏ lỡ khi về du lịch Quảng Trị, hôm nay hãy cùng Dulich.Pro.Vn tìm hiểu ngay về di tích lịch sử quốc gia đặc biệt này nhé!
Giới thiệu về di tích Thành cổ Quảng Trị ở đâu ?
Nằm ở thị xã Quảng Trị, thành cổ Quảng Trị được xây dựng dưới triều vua Gia Long với chức năng là thành luỹ quân sự và lỵ sở của triều đình nhà Nguyễn. Sau 28 năm (1837) công trình này mới được hoàn thiện dưới triều vua Minh Mạng, ông cho xây lại bằng gạch thay vì đắp bằng đất như ban đầu. Khuôn viên được thiết kế và xây dựng theo hình vuông, bên ngoài thành có hệ thống hào rộng bao bọc, bốn góc là 4 pháo đài. Chính giữa 4 mặt thành tương ứng với 4 cổng lần lượt là Tiền, Hậu, Tả, Hữu xây bằng gạch với lối kiến trúc vòm cuốn, cửa làm bằng gỗ lim quý, bên trên có vọng lâu mái cong lợp ngói âm dương.
“Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi - Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ”. Gắn liền với những năm tháng chống Mỹ ác liệt đặc biệt là cuộc tổng tấn công năm 1972 Thành cổ Quảng Trị đã được cả thế giới biết đến qua cuộc chiến 81 ngày đêm giữ thành khốc liệt. Và cũng sau chiến dịch Thành Cổ “mùa hè đỏ lửa” ấy mà toàn bộ Thành Cổ gần như bị san phẳng, chỉ còn sót lại một cửa hướng Đông tương đối nguyên vẹn cũng những đoạn tường và hệ thống hào bên xung quanh chi chít vết bom đạn.
Thành cổ Quảng Trị địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa Cập Nhật
Ban quản lý khu di tích lịch sử thành cổ Quảng Trị số điện thoại: 0366 738 627 - 02333.861020 - Dịch vụ đặt tour thành cổ Quảng Trị Online Giá Rẻ Hotline/Zalo: 0981.851.651.
Di tích lịch sử thành Cổ Quảng Trị địa chỉ: đường Nguyễn Tri Phương, Phường 2, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam.
Khu di tích quốc gia đặc biệt Quảng Trị có giờ mở cửa đón du khách tham quan, tìm hiểu từ 07:00 - 17:00. Lịch hoạt động của di tích tất cả các ngày bao gồm cả dịp nghỉ lễ, tết từ thứ 2 đến Chủ Nhật.
Giá vé thành cổ Quảng Trị vào cửa, tham quan bao nhiêu tiền ?
Hiện tại di tích Thành cổ Quảng Trị không thu phí tham quan, vào cửa. Du khách có yêu cầu làm lễ và thuyết minh hướng dẫn, tổ chức lễ dâng hương, hoa chi phí: 350.000 VNĐ/Đoàn. Đến di tích liên hệ quan quản lý để đăng kí và chấp hành quy trình dâng hương để được diễn ra trang trọng.
Tour du lịch đi di tích thành cổ Quảng Trị vào thời gian mùa nào đẹp ?
Quảng Trị có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, đặc biệt chịu ảnh hưởng của những cơn gió Lào khô nóng. Mùa khô kéo dài từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 9 trời trong xanh ít mưa là thời điểm thích hợp nhất cho những chuyến đi. Những ngày lễ lớn đặc biệt là ngày thương binh liệt sĩ 27/07 Thành cổ cũng có nhiều hoạt động tri ân, tưởng niệm cùng với lễ thả đèn, thả hoa trên sông Thạch Hãn.
Chỉ dẫn phương tiện di chuyển, đường đi di tích thành cổ Quảng Trị
Thành cổ tọa lạc ngay vị trí trung tâm thị xã Quảng Trị, cách QL1A khoảng 2km về phía Đông và cách bờ sông Thạch Hãn 500m về phía Nam. Đường đi từ Quảng Trị du khách có thể thuê xe máy chạy dọc con đường Trần Hưng Đạo hoặc đường Hai Bà Trưng tầm 3km là tới nơi. Hoặc bạn cũng có thể dễ dàng đi xe ôm, taxi với chi phí rất hợp lí để vào tận cổng khu di tích.
Review trải nghiệm tìm hiểu, tham quan di tích thành cổ Quảng Trị có gì ?
Hiện nay du khách đến tham quan sẽ thấy các đoạn tường thành đã được phục chế, làm lại bốn cổng chính, trung tâm được xây một đài tưởng niệm. Toàn bộ các con đường dẫn vào khu di tích và mặt đất bên trong thành được tráng xi măng và trồng nhiều cây cảnh xanh mát. Phía Tây là công viên, quảng trường, nối liền quần thể di tích, gồm các công trình: tháp chuông, nhà tưởng niệm liệt sĩ, nhà thả hoa đăng hai bên bờ sông.
+ Tìm hiểu thành cổ Quảng Trị xưa trong trận chiến 81 ngày đêm lịch sử: Quay trở về mùa xuân năm 1972 bộ đội chủ lực quân giải phóng đã đập tan tuyến phòng thủ chiến lược mạnh nhất của Mỹ - Ngụy, giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị chỉ trong vòng hơn 1 tháng (30/03/1972 - 01/05/1972) mang lại ưu thế cho ta trong Hội nghị Paris. Trước tình thế đó Mỹ ngụy tiến hành cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn 1972” với dự định trong vòng từ cuối tháng 05/1972 - 07/1972 sẽ chiếm lại Quảng Trị. Cũng bởi thế mà mảnh đất này biến thành chiếc “cối xay thịt” dù rộng chưa đầy 3km2 nhưng phải hứng chịu khoảng 328.000 tấn bom đạn của giặc Mỹ đã dội xuống. Trên mình mang đầy thương tích nhưng những những người lính vẫn chiến đấu kiên cường, đến hơi thở cuối cùng, người này ngã xuống người khác lại đến thay.
+ Nghe thuyết minh về thành cổ Quảng Trị ngày nay: Trong lòng người dân đất Quảng thì Thành Cổ chính là “Đất Tâm Linh” vì từng tấc đất đều mang bom đạn và máu xương. Hôm nay du khách về thăm lại Thành cổ có thể không còn nghe tiếng chiến tranh, không thấy màu đỏ tang thương của máu những cảm giác thì vẫn vẹn nguyên như thử đầu.
+ Tham quan Lao xá: là nhà lao nằm về phía Đông Bắc thành được xây dựng từ thời Nguyễn. Nhà lao gồm vọng gác, lao tả phía Đông, lao hữu phía Tây, phía Nam là các dãy nhà làm việc... Như hầu hết các công trình khác đều bị phá hủy sau chiến tranh, lao xá cũng bị tàn phá nặng nề, đến nay chỉ còn lại hệ thống xà lim từ thời Pháp thuộc.
+ Dâng hương, hoa tại đài Tưởng niệm: Đài tưởng niệm hay chính là nấm mộ chung được xây dựng năm 1997 bằng đất, phía trước là khoảng sân hành lễ và nền đài tưởng niệm lát gạch đỏ nổi bật. Ngôi mộ tập thể được thiết kế theo quan niệm triết lý âm dương với ý nghĩa siêu thoát cho linh hồn những người đã khuất. Dưới chân nấm mồ được đắp theo hình bát giác tượng trưng cho bát quái, bốn lối bậc cấp đi lên tượng trưng cho tứ tượng, tầng dâng hương là tầng lưỡng nghi. Mái được mô phỏng theo lối kiến trúc mái đình Việt được cách điệu. Giữa đài dựng một biểu tượng cây đèn thờ cao 8,1m, cùng với 81 bậc thang đi lên mang ý nghĩa tượng trưng cho 81 ngày đêm chiến đấu oanh liệt tại Thành cổ của quân và dân ta.
+ Tìm hiểu tham quan khu nhà trưng bày: Nhà trưng bày hay Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị được xây dựng năm 2002, nằm phía Đông Nam, hiện là nơi trưng bày hình ảnh, tư liệu, hiện vật gắn với Thành cổ Quảng Trị từ khi xây dựng đến ngày thống nhất đất nước. Nơi đây còn đang lưu giữ những bức thư vĩnh biệt gia đình của các chiến sĩ trong thời gian diễn ra trận đánh thành cổ Quảng Trị năm 1972.
+ Bia chiến tích sinh viên Thành cổ Quảng Trị: Được xây dựng năm 2002 nhằm ghi nhớ và tưởng niệm những người lính học sinh, sinh viên đã hy sinh trong cuộc chiến.
Bỏ túi kinh nghiệm đi du lịch thành cổ Quảng Trị có lưu ý gì quan trọng ?
Để chuyến đi của bạn vẹn ý nghĩa, dưới đây là một số kinh nghiệm bỏ túi và lưu ý nhỏ mà Dulich.Pro.Vn tổng hợp sẽ hữu ích cho bạn trong chuyến tham quan Thành cổ Quảng Trị sắp tới.
+ Đến những nơi trang nghiêm mang ý nghĩa lịch sử thì việc chỉn chu gọn gàng trong trang phục, ngoại hình là điều cần thiết để thể hiện sự tôn trọng với những người đi trước.
+ Nếu bạn có dự định dâng hương, hoa thì hãy liên hệ trước với ban quản lý để làm việc trước và được hỗ trợ trong quá trình làm lễ nhé.
+ Du khách có thể tự do tham quan tuy nhiên trong quá trình làm lễ hãy chú ý giữ trật tự, đứng thành hàng và không chen lấn, xô đẩy.
+ Hãy là vị khách văn minh, giữ gìn vệ sinh quang cảnh chung, chú ý không giẫm lên cỏ hay ngắt lá, bẻ cành trong khuôn viên di tích.
+ Thời tiết ở Quảng Trị khá nắng, nóng đặc biệt là vào mùa hè, du khách nên mang theo ô, mũ trong quá trình tham quan tại di tích.
+ Mẹo nhỏ hữu ích, tham quan sẽ đi bộ khá nhiều nên du khách hãy chuẩn bị cho mình những đôi giày để bằng. Để quá trình tham quan đi lại cho thải mái chân.
+ Mang theo nước uống, để bổ sung thêm năng lượng trong những buổi tham quan di tích phải đi bộ nhiều nhé!
Mỗi mét vuông đất mà các chiến sĩ ta giành được ở Thành Cổ Quảng Trị thực sự là một mét vuông máu. Có thanh xuân tuổi trẻ, có nước mắt và cả máu hòa vào trong đất. Như một “địa chỉ đỏ” kết nối giữa quá khứ và hiện tại, là minh chứng và hiện thân rõ nhất để giáo dục truyền thống yêu nước và là niềm tự hảo của người dân xứ Quảng.