Review Kinh Nghiệm Đi Chùa THIÊN MỤ Huế 2024

Người đăng: Tour Hoa Trà
Đang được cập nhật....

Cố đô Huế mộng mơ và hiền hòa, là vùng đất của những di tích, chùa chiền gắn với một phần trong cuộc sống con người nơi đây. “Chiều qua Thiên Mụ, nắng đầy - Nghiêng nghiêng ngọn tháp, vai gầy vấn vương. Lạc giữa miền quê hữu tình, không quá náo nhiệt như Đại Nội, nhưng cũng không u buồn như Tràng Tiền ngày mưa, vẻ đẹp của chùa Thiên Mụ chính là sự tổng hợp hài hòa cho một xứ Huế văn hóa, lịch và nghệ thuật. Hơn 400 năm tuổi đời ngôi chùa linh thiêng, cổ kính đã trở thành biểu tượng và in dấu sâu đậm trong lòng du khách.

Đi du lịch Huế mà chưa ghé chùa Thiên Mụ, chưa đứng dưới tòa Tháp Phước Duyên có lẽ là chưa nặng lòng với Huế. Còn nếu đã lỡ thương Huế thì hãy cùng DuLich.Pro.Vn đưa bạn về thăm Thiên Mụ, một biểu tượng của thành phố bên dòng sông Hương.

Giới thiệu về Chùa Thiên Mụ ở đâu ?

{Chùa Thiên Mụ} tọa lạc trên ngọn đồi Hà Khê, thuộc ngôi làng An Ninh Thường, phường Kim Long, cách trung tâm Huế khoảng 5km về hướng Tây. Chùa được xây dựng từ năm Tân Sửu 1601, dưới thời chúa Nguyễn Hoàng cũng chính vì thế mà Thiên Mụ được xếp vào hàng các ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Hiện nay du khách đến Thiên Mụ sẽ thấy một bài thơ được khắc vào tấm bia đá do vua Thiệu Trị đích thân sáng tác nhằm ca ngợi vẻ đẹp của một trong số 20 thắng cảnh của đất Thần Kinh. 

Không chỉ là ngôi chùa cổ kính linh thiêng, thiên Mụ còn nổi tiếng về những câu chuyện truyền thuyết cùng những lời nguyền chưa có lời giải đáp. Về sự hiện diện của ngôi chùa trên đất Huế, lời nguyền xa xưa, về lần đổi tên thành Linh Mụ năm dưới thời vua Tự Đức. mong muốn cầu tự nối dõi, nhà vua sợ chữ Thiên đụng đến trời nên đổi thành Linh Mụ và mãi tận 7 năm sau cái tên Thiên Mụ mới được sử dụng trở lại. Theo dòng chảy lịch sử và lớp bụi thời gian cũng đã khiến cho ngôi chùa trở nên bạc màu, cổ kính và có phần bí ẩn hơn. Nép mình bên dòng sông hương và dưới bóng hàng cây Thiên Mụ thường phảng phất chút đượm buồn u hoài khiến nhiều người tha hương phải chạnh lòng mỗi khi nhớ về. 

Chùa Thiên Mụ địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa Cập Nhật

Ban quản lý {chùa Thiên Mụ Huế} số điện thoại: 0234.3823.338  - Hotline dịch vụ tư vấn về tour du lịch, thông tin tham quan chùa Thiên Mụ Online: 1900.633.278

Chùa Thiên Mụ địa chỉ hiện nay: làng An Ninh Thương, phường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.

Chùa Thiên Mụ có giờ mở cửa đón du khách tham quan, chiêm bái, tìm hiểu buổi từ 08:00 - 18:00. Lịch mở cửa hoạt động chùa vào các ngày trong tuần từ thứ 2,3, 4, 5, 6, 7 và Chủ Nhật.

Giá vé chùa Thiên Mụ vào cửa, tham quan bao nhiêu tiền ?

Chùa Thiên Mụ không thu vé tham quan, du khách đến chùa và người dân trong vùng tự do vãn cảnh, chiêm bái. Trong chùa cũng không có hoạt động bói toán hay mua bán đồ lễ vậy nên nếu bạn muốn dâng lễ lên bàn thờ Phật có thể chuẩn bị từ nhà mang đi hoặc mua tại các gian hàng trên đường đến chùa nhé. Lưu ý khi dâng lễ bạn chỉ dâng lễ chay không dâng lễ mặn.

Du lịch chùa Thiên Mụ Huế 1 ngày chi phí tour bao nhiêu ?

Review kinh nghiệm tham quan, chiêm bái chùa Thiên Mụ tại Dulich.Pro.Vn tìm hiểu, hiện nay xu hướng du khách từ xa đến thường đi chùa Thiên Mụ có lựa chọn chi phí tour như sau:

{Du lịch chùa Thiên Mụ 1 ngày} 450.000 VNĐ/khách, chi phí tour du lịch đã bao gồm đi cùng một số địa điểm ở Huế như: Đại Nội Huế, Đàn Nam Giao, lăng Minh Mạng, Lăng Khải Định, Lăng Gia Long... với trọn gói dịch vụ xe đưa đón theo lịch trình, suất ăn 01 bữa trưa 150.000 VNĐ/khách, Vé tham quan các điểm, bảo hiểm, hướng dẫn viên địa phương, nước uống phục vụ trên xe 1 chai/khách/ngày...

Chi phí đi chùa Thiên Mụ trọn gói tour còn tùy vào số lượng người đăng ký tham gia tour, tiêu chuẩn ăn bữa trưa, cũng như lựa chọn địa điểm kết hợp đi cùng ở Huế,...Vậy nên chi phí Dulich.Pro.Vn review sẽ có thể giao động một chút. Nhưng chi phí vậy là đủ để du khách thoải mái lựa chọn tour trọn gói đi Chùa Thiên Mụ theo yêu cầu tại Hotline/Zalo 0963.851.651 hay đi tham quan du lịch Chùa Thiên Mụ tự túc nhé!

Tour du lịch đi Chùa Thiên Mụ vào thời gian mùa nào đẹp ?

Đầu năm lễ chùa và Thiên Mụ cũng chính là điểm đến cho du khách những tháng 1, tháng 2, tháng 3 đầu xuân năm mới. Lúc này Huế cũng chưa bước vào mùa mưa, trời mát mẻ, nắng nhẹ nên sẽ phù hợp hơn cho các hoạt động lễ bái.

Nếu đến Huế vào độ tháng 5 tháng 6 khi cái nắng hè về bạn có thể kết hợp nhiều địa điểm hấp dẫn tại huế như bãi biển Lăng Cô, Thuận An, khám phá Kinh thành Huế xưa, hay phá đảo khu chợ Đông Ba nổi tiếng và đặc biệt là mùa hoa phượng nở phủ sắc đỏ rực cả một góc trời Huế.

Chỉ dẫn phương tiện di chuyển, đường đi chùa Thiên Mụ Huế

Chùa Thiên Mụ nằm cách trung tâm thành phố Huế chỉ 5km mất khoảng 10 phút nên du khách có thể chủ động lựa chọn nhiều loại hình phương tiện di chuyển như: Thuê ô tô, xe máy, taxi, Grab..

Đường đi chùa Thiên Mụ từ trung tâm thành phố Huế -> Đặng Thái Thân -> Yết Kiêu -> Lê Duẩn -> Kim Long -> Chùa Thiên Mụ.

Review tìm hiểu chiêm bái, tham quan du lịch Chùa Thiên Mụ có gì ?

Sự tích về ngôi chùa trên ngọn đồi Hà Khê: Chuyện kể rằng trong một chuyến rong ruổi vó ngựa dọc hai bên bờ sông Hương vào năm 1601 để xem xét mở rộng lãnh thổ. chúa Nguyễn Hoàng đã bắt gặp một ngọn đồi có thế tựa con rồng quay đầu nhìn lại, nổi lên trên mặt nước. Cùng thời điểm đó trong vùng thường xuất hiện một bà lão mặc áo đỏ hằng đêm đều đi lên đồi Hạ Khuê và nói với mọi người rằng tại đây sẽ có một vị chân chúa lập chùa trấn giữ long mạch. Thấy vậy chúa Nguyễn bèn cho xây dựng ngôi chùa trên đồi đặt tên là Thiên Mụ Tự tức Bà mụ nhà trời.

Theo sự tàn phá của thời gian và chiến tranh cũng như các đợt lần trùng tu ngôi chùa đã được mở rộng và có chút thay đổi so với nguyên tác. Lớn nhất là cuộc đại trùng tu vào năm 1710 dưới triều chúa Nguyễn Phúc Chu, đúc thêm một quả Đại Hồng Chung nặng hơn 2 tấn đặt ngay tại điện Đại Hùng.

Lời nguyền về một ngôi chùa cổ: Lời nguyền mà Dulich.Pro.Vn muốn chia sẻ tới bạn chính là câu chuyện “Oán tình duyên”. Tại vùng đất Thần kinh nơi đôi trai gái đem lòng yêu nhau vì môn đăng hộ đối gia cảnh chàng trai quá nghèo mà chuyện tình bị chia cắt. Vì quá đau khổ mà họ quyết định gieo mình xuống dòng Hương Giang mong bên nhau mãi mãi nhưng đâu ngờ rằng chỉ có chàng trai ra đi mãi còn cô gái thì trôi dạt vào bờ và được cứu sống. Tình cảm và nỗi đau của cô gái dần dược hàn gắn còn chàng trai thì mãi bên kia chờ đợi mà không thấy nên đã “nhập” vào chùa Thiên Mụ. Từ đó về sau hễ cặp đôi nào tới chùa đều không có kết thúc tốt đẹp và cho đến nay lời nguyền đó vẫn chưa được hóa giải. 

Để giải thích về câu chuyện bí ẩn này trụ trì chùa cho biết đây là câu chuyện được thêu dệt nhằm răn đe các cặp đôi yêu nhau lợi dụng những góc khuất ít người qua lại trong chùa để làm những chuyện ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm và thanh tịnh.

Tham quan khuôn viên Chùa: Chùa Thiên Mụ có sự kết hợp hài hòa giữa các công trình và thiên nhiên xanh mát, trong đó nổi bật nhất là cây đại, loài cây “truyền thống” dưới mái đình, mái chùa. Những hàng gạch đỏ được lát đều tăm tắp là con đường dẫn vào các gian thờ và đặc biệt là tòa nhà trưng bày với rất nhiều hiện vật giá trị. Đến đây du khách sẽ có cơ hội được ngắm nhìn chiếc ô tô “huyền thoại” từng chở nhà sư Thích Quảng Đức đến ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt tự thiêu, nhằm phản đối chính sách chống tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. 

Tìm hiểu cổng Tam Quan: Như hầu hết kiến trúc đình chùa Việt Nam, chùa Thiên Mụ cũng dẫn vào bằng Cổng Tam Quan với 3 lối đi tượng trưng cho 3 giới: Nhân - Thần - Quỷ. Cổng 2 tầng và 8 mái đặc trưng, trên tầng 2 của cổng giữa là nơi thờ Phật, ỉnh mái được trạm trổ hoa văn cầu kì. Hai bên lối đi vào có hai bức tượng hộ pháp trấn giữ. 

Khám phá Đại Hùng Điện: Đại Hùng Điện nằm ngay chính điện, nơi thờ cúng Phật Di Lặc luôn mang niềm vui vô âu vô lo. Đây là công trình kiến ​​trúc nguy nga nhất tại chùa, trong lần trùng tu vào năm 1957 toàn bộ hệ thống cột kèo đều đã được bê tông hóa và phủ sơn giả gỗ bên ngoài.Tại đây hiện còn lưu giữ một bức đại tự có niên đại từ năm 1974 và một chiếc chuông hình nhật nguyệt bằng đồng. Bên trong các gian thờ là các bức tượng Tam Thế Phật, Văn Phù Bồ Tát và Phố Hiến Bồ Tát, men theo con đường dẫn ra phía sau điện du khách sẽ đến khoảng đất chôn cất của Trụ trì Pháp sư Thích Đôn Hậu.

Chiêm bái Tháp Phước Duyên: Tháp Phước Duyên như một biểu tượng của chùa Thiên Mụ và thành phố Huế. Ban đầu tháp có tên là Từ Nhân Tháp khi mới được xây dựng dưới triều vua Thiệu Trị vào năm 1844. Đặc biệt hầu hết các nguyên vật liệu để xây tháp đều được vận chuyển từ ngoài vào chứ không hề có sẵn, thân xây bằng gạch mộc, bó vỉa xây từ đá thanh tạo thành khối tháp hình bát giác 7 tầng, mỗi tầng cao 2m, bên trong đều có tượng phật và cầu thang xoắn ốc dẫn lên tầng cao nhất, ngày xưa là nơi đặt bức tượng Phật đúc bằng vàng. 

Khu mộ tháp cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu: Là một trong số các trụ trì tại chùa Thiên Mụ, hòa thượng Thích Đôn Hậu đã dành cả cuộc đời cho ngôi chùa này cũng như cống hiến cho sự phát triển Phật giáo Việt Nam. Đến khi viên tịch người dân đã chôn cất ông ngay dưới tháp nằm ở cuối khuôn viên nhằm tỏ còn biết ơn và thành kính. 

Nghe thuyết minh về Điện Địa Tạng: Điện Đại Tạng nằm ngay sau Điện Đại Hùng, phía trước là khoảng sân rộng, rất nhiều cây xanh cùng một hồ nhỏ luôn đầy nước quanh năm. Địa Tạng ngày nay được xây dựng trên nền dấu tích của chùa Di Lặc cũ dùng với mục đích ban đầu là thờ Quan Công mà phần lớn các chùa hiện nay lại thành phố Huế vẫn còn thờ cúng. 

Chuông Đại Hồng Chung: Chuông Đại Hồng Chung đã ở chùa được hơn 300 năm kể từ ngày chúa Nguyễn Phúc Chu yêu cầu đúc chuông để thờ quốc công vào năm 1710. Chuông cao 2,5m đặt tại khuôn viên chùa, trên thân khắc chữ Đại Hồng Chung nặng 3.285 cân và chữ của chúa Nguyễn Phúc Chu cầu mong cho quốc thái dân an và nhân dân đều là Phật tử. Đây được xem như hàng bảo vật thời bấy giờ mà mỗi người dân Huế đều tự hào. 

Bỏ túi kinh nghiệm đi Chùa Thiên Mụ có lưu ý gì quan trọng ?

Dưới đây là một vài lưu ý hữu ích, kinh nghiệm du lịch mà Dulich.Pro.vn chắc rằng bạn sẽ cần nếu bạn đang có dự định ghé thăm chùa Thiên Mụ trong thời gian tới.

+ Ngoài chùa Thiên Mụ du khách đến Huế có thể kết hợp ghé thăm Cố đô, đây đều là những địa điểm linh thiêng và tôn nghiêm vì vậy bạn cũng nên lựa chọn trang phục sao cho lịch sự, gọn gàng. 

+ Lưu ý bỏ túi đi nhẹ nói khẽ cười duyên, khi vào bên trong các gian thờ thắp hương lễ bái bạn cũng chú ý bỏ dép phía ngoài và tắt chuông điện thoại để tránh làm ồn. 

+ Kinh nghiệm nếu bạn muốn mua các món đồ nhỏ về lưu niệm như áo dài, nón lá, trang sức thì trong chùa cũng có gian hàng bán, bạn có thể xem và trả giá cho phù hợp.

+ Khi đi vào cổng tam quan, theo lẽ thông thường bạn sẽ đi vào bằng cổng bên phải đi ra cổng trái và tuyệt đối không đi cổng chính giữa. Các gian thờ cũng áp dụng theo cách này, bạn nhớ vào phải ra trái nhé. 

+ Kinh nghiệm sưu tầm khi chắp tay khấn vái bạn hãy để tay phía dưới chứ đừng đưa tay bằng hay cao quá miệng thì theo quan niệm “khẩu xà tâm Phật” đôi khi chúng ta không kiểm soát được mà phát ra những lời nói thô tục hay mang ý ác. 

+ Trong chùa hiện chưa có dịch vụ ăn uống vì vậy bạn có thể mang theo vài chai nước nhất là trong những ngày nắng nóng, sau khi dùng xong bạn nhớ bỏ rác đúng nơi quy định để giữ gìn vệ sinh quang cảnh chùa.

“Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương”. Đâu chỉ là một ngôi chùa như bao chốn tâm linh khác, vẻ đẹp cùng sự linh thiêng của Thiên Mụ đã trở thành một phần trong dòng chảy của Huế mộng mơ. Có người đến, có người đi, có người vãn cảnh và có người mong cầu nhưng có một điểm chung cho tất cả đó là sự thanh tịnh và yên nơi tâm hồn khi trở về. 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Zalo Dulich.Pro.Vn Messenger Dulich.Pro.Vn 1900633278