Review Kinh Nghiệm Đi CHÙA THẦY Quốc Oai Hà Nội 2024

Người đăng: Tour Hoa Trà
Đang được cập nhật....

{Chùa Thầy Quốc Oai} với vẻ đẹp cổ kính, yên bình và tĩnh lặng, là một trong những ngôi chùa cổ ở Bắc Bộ, nơi gìn giữ những giá trị văn hóa, tâm linh và lịch sử lâu đời. Nằm dưới chân núi Sài hùng vĩ, chùa Thầy được biết đến như một quần thể di tích đệ nhất của xứ Đoài, tựa như một bức tranh non nước hữu tình. Vì thế, đây là điểm đến tâm linh không thể bỏ qua trong hành trình du xuân lễ hội, chiêm bái của nhiều phật tử và du khách khi đến thủ đô Hà Nội. Đồng thời, chùa còn chứa đựng nhiều sự tích và truyền thuyết hấp dẫn, là nơi ghi dấu những câu chuyện lịch sử và tâm linh đặc biệt của đất nước.

Và để du khách có những thông tin hữu ích, hãy cùng Dulich.Pro.Vn tìm hiểu đôi chút thông tin review, kinh nghiệm đi chùa Thầy được cập nhật nhé!.

Giới thiệu về chùa Thầy ở đâu ?

{Chùa Thầy} còn được biết đến với tên gọi là Thiên Phúc Tự, nằm ở chân núi Phật Tích, hay còn được gọi là núi Thầy, thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Ngôi chùa này được xây dựng từ thời nhà Lý và liên quan mật thiết đến cuộc đời của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Trải qua hàng thế kỷ, chùa Thầy vẫn giữ vững vị thế và sức hút của mình, với cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời và lối kiến trúc độc đáo, tạo nên một không gian linh thiêng và trầm mặc. 

{Chùa Thầy Hà Nội} là một kiệt tác độc đáo với những hình ảnh chạm khắc tượng trưng cho thời đại cổ xưa. Được xây dựng theo lối kiến trúc đặc biệt, bao gồm 3 tòa chùa Hạ, Trung và Thượng, tạo thành hình chữ Tam độc đáo. Nơi đây còn có hai dãy hành lang thờ Thổ Địa, giám Trai và Thập Bát La Hán, cùng với lầu chuông và lầu trống chùa tạo nên một không gian linh thiêng và tuyệt đẹp. Với khung cảnh núi non hùng vĩ và hồ Long Trì, Chùa Thầy tạo nên một bức tranh tự nhiên tuyệt đẹp, khiến cho du khách cảm thấy như đang lạc vào một thế giới thần tiên. Nếu bạn có dịp ghé thăm Hà Nội, đừng bỏ qua cơ hội để khám phá quần thể Chùa Thầy và tận hưởng vẻ đẹp kỳ diệu của nó.

Chùa Thầy địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa

Địa chỉ Chùa Thầy: Chân núi Sài Sơn, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Số điện thoại ban quản lý chùa Thầy xã Sài Sơn: 097 205 19 71 - Dịch vụ tổ chức du xuân, tour du lịch Chùa Thầy Giá Rẻ Hotline/Zalo: 0981.851.651.

Chùa Thầy giờ mở cửa đón du khách tham quan, chiêm bái, tìm hiểu từ 07:00 - 17:00. Lịch hoạt động chùa Thầy tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến Chủ Nhật, bao gồm cả dịp các ngày nghỉ lễ, tết.

Giá vé chùa Thầy vào cửa, tham quan bao nhiêu tiền ?

Vé vào tham quan, thắng cảnh Chùa Thầy người lớn: 10.000 VND/Vé; Trẻ em: Miễn phí vé.

Ngoài vé tham quan, du khách tự túc di chuyển đến sẽ mất thêm chi phí giá vé gửi xe ô tô từ 24 chỗ trở lên: 30.000 VND/lượt; Giá vé gửi máy 10.000 VND/lượt; Giá vé gửi xe đẹp: 5.000 VND/lượt.

Trong mỗi dịp tết đến và xuân về, du khách từ khắp nơi lại đổ về chùa để hành hương và tham quan cảnh đẹp. Với tâm hồn thanh tịnh, kính cẩn và nguyện cầu nhiều điều tốt lành, sự an yên và thái bình trong cuộc sống. Nếu du khách muốn dâng hương và lễ bái khi đến chùa, hãy chuẩn bị lễ theo hướng dẫn tại chùa.

Du lịch chùa Thầy Quốc Oai 1 ngày chi phí tour bao nhiêu ?

Review kinh nghiệm du lịch Chùa Thầy tại Dulich.Pro.Vn tìm hiểu, xu hướng hiện nay du khách thường đi du xuân, du lịch, chiêm bái chùa Thầy Quốc Oai có lựa chọn chi phí như sau:

Du lịch chùa Thầy 1 ngày 450.000 VNĐ/khách, chi phí đi chùa Thầy đã bao gồm đi cùng một số địa điểm du lịch, di tích như: làng Cổ Đường Lâm, thành cổ Sơn Tây, Chùa Mía, làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, đền Và...với dịch vụ cho chuyến đi như: xe ô tô du lịch đưa đón khứ hồi, ăn bữa trưa tại nhà hàng 150k/khách, vé vào cửa, tham quan chùa, bảo hiểm, hướng dẫn viên du lịch chùa Thầy, nước uống phục vụ trên xe…

Chi phí đi chùa Thầy cao hay thấp còn tùy thuộc vào số lượng du khách đăng ký tham gia, tiêu chuẩn ăn bữa trưa và địa điểm du lịch đi cùng trong tour,... so với mức chi phí được Dulich.Pro.Vn review ở trên. Nhưng số tiền đã chia sẻ là đủ để du khách lựa chọn đăng ký tour Chùa Thầy trọn gói tại Hotline/Zalo: 0981.851.651 hay đi du lịch chùa Thầy tự túc nhé!

Chỉ dẫn phương tiện di chuyển, đường đi chùa Thầy Quốc Oai

{Chùa Thầy Quốc Oai} có vị trí nằm cách trung tâm Hà Nội 25,6km và mất 47 phút di chuyển theo chỉ dẫn Google Maps. Tùy thuộc vào vị trí xuất phát của du khách có thể sử dụng phương tiện như ôtô, xe máy hoặc taxi để di chuyển đến chùa Thầy. Một số số cung đường, phương tiện di chuyển mà du khách có thể tham khảo như sau:

+ Đi chùa Thầy bằng ô tô: từ trung tâm Hội nghị quốc gia, Du khách di chuyển theo tuyến đường Đại lộ Thăng Long (CT08) và tiếp tục đi đến nút giao Sài Sơn. Tại đây, sẽ rẽ ra khỏi cao tốc và tiếp tục đi về phía bên phải khoảng 3km nữa. Sau đó, du khách sẽ thấy các biển chỉ dẫn hướng dẫn phân làn phương tiện để vào nơi gửi xe tại Chùa Thầy.

+ Đi chùa Thầy bằng xe máy: Đường đi từ trung tâm Hà Nội đến chùa Thầy không quá xa nên việc sử dụng phương tiện cá nhân sẽ giúp du khách dễ dàng và linh hoạt trong việc di chuyển. Ngoài ra cũng giúp du khách có thể dừng chân tại các điểm tham quan, cảnh đẹp trên đường đi nếu muốn. Du khách đi dọc theo Đại lộ Thăng Long và rẽ phải tại cầu vượt Sài Sơn. Tiếp tục đi thêm khoảng 1 cây số nữa là sẽ đến chân núi chùa Thầy.

+ Đi chùa Thầy bằng xe buýt (Bus): Nếu du khách  muốn lựa chọn phương tiện công cộng để di chuyển, bạn có thể đi xe buýt tuyến 73 từ bến xe Mỹ Đình - Chùa Thầy. Trải qua một chuyến hành trình khoảng một giờ, du khách sẽ đến Chùa Thầy. Với giá vé xe buýt chỉ 10.000 VND mỗi lượt, việc sử dụng dịch vụ xe buýt không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn giúp giảm ô nhiễm môi trường.

Tour du lịch chùa Thầy đi vào thời điểm nào lý phù hợp ?

{Lễ hội Chùa Thầy} là một sự kiện quan trọng diễn ra vào tháng 3 âm lịch hàng năm, thu hút một lượng lớn người dân tham dự, tạo nên bản sắc đặc trưng của một lễ hội vùng miền. Đặc biệt, chùa Thầy là nơi tôn vinh thiền sư Từ Đạo Hạnh, người được người dân coi là người sáng lập nghệ thuật múa rối nước. Bởi vậy, tại lễ hội không thể bỏ qua các màn múa rối nước tại nhà Thủy đình với nhiều câu chuyện dân gian như Chú Tễu, đi bừa, mèo đuổi chuột... được trình diễn bởi các nghệ nhân rối nước đến từ khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Ngoài việc tham gia lễ Phật, du khách cũng có cơ hội leo núi và ngắm nhìn cảnh đẹp thiên nhiên tại xứ Đoài. Hơn nữa, du khách còn có cơ hội trở về thăm vùng quê nổi tiếng với văn hiến, nơi gắn liền với những huyền thoại về các danh nhân và thiền sư của nhiều thời kỳ, đã từng đến đây và góp phần làm phong phú thêm những giá trị truyền thống của vùng đất Sài Sơn.

Review trải nghiệm, chiêm bái, tham quan chùa Thầy có gì ?

Chùa Thầy - nơi tu tập của thiền sư Từ Đạo Hạnh, còn được biết đến với bộ môn múa rối nước, là một ngôi chùa cổ ở Bắc Bộ lưu giữ những giá trị về lịch sử, văn hóa và kiến trúc. Phong cách thời nhà Lý, với ba chùa nằm song song và những đền thờ, gác chuông xen kẽ trên con đường lên núi, tạo nên một không gian độc đáo và hấp dẫn. Và nếu du khách có dịp đến chiêm bái, tìm hiểu, tham quan thì nhất định đừng bỏ lỡ những công trình, điểm nổi bật như sau:

+ Hồ Long Trì: Hồ còn được biết đến tên gọi là Long Chiều, mang ý nghĩa của ao rồng. Trước lối vào chùa, du khách có thể nhìn thấy hồ Long Trì, nơi xây dựng một Thuỷ Đình hình vuông nổi trên mặt hồ, có nền móng được làm từ đá ong vững chãi và có mặt nền lát gạch Bát Tràng.

+ Thủy Đình: Có kiến trúc độc đáo với tám mái chồng diêm, bốn cột cái cao vút lên để đỡ mái. Được xây dựng từ thời nhà Mạc, sau đó được tu sửa vào thời Nguyễn. Thuỷ Đình trước đây là một Tam Quan đặc biệt, bởi không phải là cổng vào chùa mà chỉ mang tính tượng trưng, đặt giữa hồ nước. Đây cũng chính là nơi dành cho biểu diễn múa nước về sau. 

+ Cầu Nhật Nguyệt Kiều và Nguyệt Tiên: Kiến trúc của cầu theo phong cách "thượng gia hạ kiều". Cầu Nhật Tiên nằm bên trái chùa, dẫn ra đảo nơi có đền thờ Tam phủ. Còn cầu Nguyệt Tiên ở bên phải chùa, nối với bờ hồ lên núi. Tương truyền rằng, hai cây cầu này được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XVII bởi Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan

+  Đền Tam Phủ: Nằm ở phía Đông của Nhật Tiên kiều, được xây dựng trên một ngọn đồi nhỏ giữa hồ. Đền có cấu trúc 3 gian, dài 7m, rộng 5m, tường bao xung quanh được xây bằng đá ong màu nâu đậm.

+ Chùa Hạ (Tiền Đường): Tòa gồm ba gian, hai chái, được xây dựng với sức mạnh của 8 cột cái và 16 cột quân. Hai đầu của toà Tiền Đường có hình ảnh lân đôi, miệng lân nhả ra các dải uốn lượn và thân lân được trang trí bằng sứ. Có hai hành lang chạy dọc hai bên Chánh Điện, mỗi hành lang và chia thành 13 phòng thờ thập bát La Hán. Phía sau của hành lang nối với gác chuông và gác trống.

+ Chùa Trung (Thượng Điện): Thượng điện có 3 phòng và 2 mái, cấu trúc bằng kiểu chồng rường - giá chiêng và giá chiêng kẻ suốt. Mái được lợp bằng ngói mũi hài, với kết cấu tàu đao - lá mái có các góc uốn cong. Thượng điện có không gian thông thoáng nhờ vào hệ thống cửa bức bàn gỗ ở hai bên và phía sau.

+ Chùa Thượng (Điện Thánh): Cao hơn Điện Phật 0,95m, có 1 gian 2 chái lớn, dài 14,7m, rộng 11,7m và cao 6m. Mái được xây theo kiểu chồng rường con nhị - giá chiêng. Bên ngoài được trang trí rất cầu kỳ với hình ảnh rồng, lân, phượng, hoa lá, vân mây và đường cánh sen. Phía sau có hệ thống bậc đá với điêu khắc thời Trần. 

Bỏ túi kinh nghiệm đi Chùa Thầy có lưu ý gì quan trọng ?

Với kiến trúc độc đáo và phong cảnh hữu tình, chùa Thầy đã trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng gần Hà Nội. Vậy nên khi bạn đến chùa Thầy, du khách cần lưu ý những điều gì ? Hãy tìm hiểu cùng Dulich.Pro.Vn một số kinh nghiệm bỏ túi để biết thêm chi tiết.

+ Lưu ý hữu ích khách du lịch, tham quan nên ăn mặc lịch sự và chọn trang phục gọn gàng. Trong chuyến đi, cần chú ý đến việc chọn giày thể thao có độ bám tốt và các du khách nữ nên tránh sử dụng giày cao gót để đảm bảo an toàn cho chuyến đi.

+ Kinh nghiệm nhỏ khi sắp lễ hoặc thuê thuyết minh, du khách nên hỏi rõ về chi phí phải trả và tránh hiểu nhầm rằng việc giúp đỡ là miễn phí, nhưng sau cùng lại phải trả tiền. Điều này giúp tránh tình trạng phải trả tiền mà không hề biết trước.

+ Để giảm chi phí, du khách có thể tự chuẩn bị đồ ăn và nước uống trước khi đến thăm chùa. Tuy nhiên, cũng có thể tìm thấy nhiều quán ăn bên ngoài cổng chùa để thỏa mãn nhu cầu ăn uống của mình.

+ Mẹo nhỏ du lịch lễ hội khi bạn quyết định mua bất kỳ dịch vụ nào hoặc mua đồ lưu niệm, hãy nhớ luôn hỏi giá trước và thương lượng để tránh bị tính giá quá cao.

+ Lưu ý quan trọng trong quá trình tham quan du khách không tự ý chạm vào các hiện vật và khi muốn quay phim, chụp ảnh hãy xin phép ý kiến của ban quản lý chùa.

+ Chấp hành các nội quy tham quan, chiêm bái tại chùa, du khách không vứt rác bừa bãi, đi đứng nhẹ nhàng, tránh gây ồn ào chốn tâm linh, cửa Phật. 

Với không gian yên bình và thanh tịnh, chùa Thầy là nơi lý tưởng để du khách thư giãn và tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống. Ngoài ra, kiến trúc độc đáo của chùa cũng là điểm nhấn thu hút du khách đến tham quan và khám phá. Nếu du khách đang lên kế hoạch cho chuyến đi du lịch của mình, đừng quên ghé thăm chùa Thầy và trải nghiệm không khí tuyệt vời tại đây. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để cập nhật thông tin mới và các hoạt động tại chùa.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Zalo Dulich.Pro.Vn Messenger Dulich.Pro.Vn 1900633278