Review Kinh Nghiệm Đi CHÙA MÍA Sơn Tây Giá Rẻ 2024

Người đăng: Tour Hoa Trà
Đang được cập nhật....

Hồ Đồng Mô, thành cổ Sơn Tây hay làng Việt cổ đá ong, làng cổ Đường Lâm là những cái tên đầu tiên khi nhắc về mảnh đất Sơn Tây lịch sử. Một lần đến thăm Làng cổ ở Đường Lâm, du khách sẽ được nghe kể về huyền thoại bà Chúa Mía - một vị Thánh mẫu được nhân dân trong vùng tôn thờ tại ngôi chùa cùng tên. Chùa Mía một trong 10 ngôi chùa cổ nhất Việt Nam và cũng là ngôi chùa có nhiều pho tượng đẹp bậc nhất đất Việt. Những câu chuyện xưa, những pho tượng cùng các hiện vật còn lưu giữ cùng không khí thanh tịnh, tĩnh mịch chính là điều làm nên sự linh thiêng, kỳ bí ở ngôi cổ tự. 

Tạm gác lại bộn bề công việc cùng Dulich.Pro.Vn review kinh nghiệm du lịch, tìm hiểu chuyến đi và dành một khoảng lặng tại ngôi cổ kính xứ Đoài này nhé!

Giới thiệu về Chùa Mía ở đâu ?

Chùa Mía tên chữ là Sùng Nghiêm tự, xưa kia vùng này là Cam Giá mà tên Nôm là Mía nên người dân trong vùng cũng từ đó mà quen gọi là chùa Mía. Chùa được xây dựng trên một quả đồi nằm giữa làng Đông Sàng xã Đường Lâm, Sơn Tây, cách trung tâm thủ đô Hà Nội chừng 45 km về phía Tây. 

Tương truyền khi mới được xây dựng đây chỉ là một ngôi miếu nhỏ. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, ngôi miếu bị phá hủy và hư hỏng nhiều. Cho đến năm 1632, bà Ngô Thị Ngọc Diệu phi tần của chúa Trịnh Tráng, một người con của làng Nam Nguyễn tổng Mía đã đứng ra kêu gọi nhân dân góp công góp tiền tu bổ thành chùa Mía như hiện nay. Để tưởng nhớ công ơn của bà, người dân tôn bà là Bà chúa Mía, đồng thời tạc tượng và đưa vào chùa phối thờ cùng hệ thống thờ Phật. Hơn bốn thế kỷ đã trôi qua cùng bao thay đổi nhưng ngôi chùa vẫn giữ được kiến trúc truyền thống vốn có. 

Chùa Mía địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa Cập Nhật

Ban quản lý di tích lịch sử chùa Mía số điện thoại: 02433.832.222  - Dịch vụ tour du lịch, du xuân Chùa Mía Online Giá Rẻ Hotline/Zalo: 0981.851.651.

Địa chỉ Chùa Mía: xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Chùa Mía có giờ mở cửa đón du khách chiêm bái, tham quan tìm hiểu từ 07:00 - 17:00 (không kể những ngày lễ hội, rằm, mùng 1). Lịch hoạt động đền chùa Mía tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến Chủ Nhật.

Giá vé Chùa Mía vào cửa, tham quan hiện nay bao nhiêu tiền ?

Hiện tại Chùa Mía không thu vé tham quan, vào cổng. Cũng như những địa điểm tâm linh khác đều không thu vé. Dân làng và du khách đến đây vãn cảnh, chỉ cần thành tâm lễ bái, thắp một nén nhang lên bàn thờ là đủ. 

Du lịch chùa Mía Sơn Tây 1 ngày chi phí tour bao nhiêu ?

Review về các tour du xuân, du lịch mùa lễ hội Chùa Mía tại Dulich.Pro.Vn tìm hiểu, xu hướng được nhiều du khách hiện nay lựa chọn đi Chùa Mía thường có chi phí như sau:

{Du lịch Chùa Mía 1 ngày} 450.000 VNĐ/khách, chi phí du lịch là đã bao gồm đi cùng các điểm Đền Và, làng cổ Đường Lâm, thành cổ, làng văn hóa các dân tộc Việt Nam...ở Sơn Tây. Với các dịch vụ du lịch Giá Rẻ: xe ô tô đón ở Hà Nội - Chùa Mía - Sơn Tây, vé tham quan, vui chơi các điểm, suất ăn 1 bữa trưa 130.000 VNĐ/khách, bảo hiểm và hướng dẫn viên du lịch 1 ngày, nước uống 1 chai/khách/ngày.

Ngoài ra tour du xuân đi Chùa Mía 1 ngày còn có được nhiều du khách lựa chọn lịch trình kết hợp cùng các địa điểm như: Di tích K9 Đá Chông, Vườn quốc gia Ba Vì, Ao Vua, Khoang Xanh Suối Tiên ở Ba Vì Hà Nội chi phí từ 480.000 VNĐ.

Chi phí đi Chùa Mía có thể sẽ giao động so với mức Dulich.Pro.Vn đã review đôi chút. Nhưng các mục chi phí ở trên là đã cập nhật đầy đủ dịch vụ để bạn lựa chọn đăng ký tour chùa Mía Sơn Tây trọn gói tại Hotline/Zalo: 0981.851.651 hay đi du lịch Chùa Mía tự túc nhé!

Tour mùa xuân du lịch đi Chùa Mía vào thời gian nào đẹp ?

Hàng tháng cứ vào mùng 1 và ngày rằm người dân trong vùng lại lên chùa thắp nhang lễ Phật, chùa không ngớt khói hương. Tháng Giêng xuân về cũng là mùa lễ hội chùa Mía, người làng Đường Lâm nô nức tổ chức những nghi lễ trang trọng cùng với những hoạt động thú vị, những trò chơi dân gian cầu mong cho một năm mới nhiều sức khỏe, mọi sự được thuận lợi, vạn sự như ý. 

Chỉ dẫn phương tiện di chuyển, đường đi Chùa Mía Sơn Tây

Không quá xa trung tâm thành phố chính vì vậy bạn có thể dễ dàng di chuyển tới chùa bằng xe buýt. Bắt tuyến xe 71 nếu xuất phát từ bến xe Mỹ Đình, bến xe Kim Mã đi xe buýt 70 và bến xe Hà Đông đi xe 77 sau đó xuống tại trạm gần chùa rồi đi bộ  vào chùa. 

Dành cho những du khách đi tự di chuyển bằng xe máy hay ô tô đến chùa thì cung đường thuận tiện nhất là đi cao tốc. Đường đi từ trung tâm thành phố bạn chạy dọc CT08 khoảng 35 đến nút giao Hòa Lạc thì rẽ  phải và đi theo các biển báo cho Xuân Mai/Sơn Tây. Tiếp tục đi thẳng theo QL21A 21km nữa bạn rẽ trái là vào đến chùa.

Review trải nghiệm du xuân chiêm bái, tham quan du lịch Chùa Mía có gì ?

Từ cổng làng qua đường làng cổ tới chợ Mía là du khách sẽ bắt gặp chùa Mía, ngay tam quan chùa treo một quả chuông cổ đúc từ năm 1745 đời Lê và một chiếc Khánh đồng đúc năm 1846 đời Nguyễn. Bên cạnh có cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi rễ đâm sâu vào lòng đất, rủ bóng xuống ngôi chùa. Ngôi chùa được xây dựng mô phỏng theo hình chữ Mục gồm các tòa tam quan; thượng điện; chính điện; nhà tổ và hành lang nối kề nhau.

+ Tòa bảo Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa: Đỉnh đồi cùng ngọn đa cổ thụ là tòa bảo Tháp cao 13m được xây dựng gần đây để thờ vọng Xá Lợi Đức Phật. Người dân làng cũng xem đây là ngọn bút kình thiên bổ túc và trấn giữ cho mạch văn làng Đông Sàng. Từ tam quan có một lối đi lát gạch cổ phủ đầy rêu xanh dẫn đến Bát Nhã môn để vào nội điện.

+ Khu nội điện: Khu nội điện gồm các gian Tiền Đường, Đại Hùng Bảo Điện, Thượng Điện… kết nối với nhau theo kiểu “Nội công ngoại quốc” Bên ngoài là Tiền Đường được xây cao ráo vốn dùng là nơi du khách thập phương dừng chân soạn lễ, chỉnh tư trang trước khi lên Chính Điện giờ đã đặt thêm Ban thờ Mẫu. Bên trái Tiền đường có tấm bia đặt trên lưng rùa có niên đại cổ nhất trong chùa và bàn thờ công chúa Liễu Hạnh, phía sau là chùa Thượng nối chùa Trung bằng dãy hành lang và chùa Thượng, bao quanh lấy Phật điện ở giữa.

+ Chiêm bái tại tòa Đại Hùng Bảo Điện: Được xây dựng đồ sộ, uy nghi phía bên trong với những pho tượng thờ và khói hương nghi ngút. 

+ Hành lễ tại tòa Thượng Điện: Nằm phía trong cùng, nơi đặt tòa kim cương Tam Thế Phật, hai bên trái phải là hành lang thờ Thập Bát La Hán.

+ Tìm hiểu những pho tượng quý tại chùa: Chùa Mía có tới gần 300 pho tượng trong đó có 6 pho tượng đồng, 106 pho tượng gỗ và 174 pho tượng bằng đất sơn son thếp vàng. Một số pho tượng nổi tiếng có thể kể đến như hai pho tượng Hộ pháp lớn và 8 pho tượng Kim Cương tại chùa Trung. Hay tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn,  tượng Tuyết Sơn và Quan Âm Tống Tử.

Bỏ túi kinh nghiệm đi Chùa Mía có lưu ý gì quan trọng ?

Cần lưu ý gì khi đi chùa, cách sắm lễ như thế nào, tất cả sẽ được Dlich.Pro.Vn chia sẻ ngay sau đây!

+ Du khách đến chùa và những điểm tâm linh cần chú ý về vấn đề trang phục, quần áo dài kín đáo lịch sự hoặc mặc váy dài qua đầu gối.

+ Nhiều người có thói quen xoa tượng hay mang các đồ vật về nhà lấy may nhưng điều này không được khuyến khích nhiều người con xem đó là kiêng kị.

+ Du khách cũng nên lưu ý nếu muốn cung tiến cho chùa bạn có thể bỏ tiền vào hòm công đức thay vì rải tiền lẻ hay kẹp tiền vào tay tượng và các ban thờ gây mất mỹ quan chùa.

+ Khuyến khích hãy là vị khách văn minh bạn nhé, tắt chuông điện thoại khi vào ban thờ, giữ gìn vệ sinh chung và đi lại nói chuyện nhẹ nhàng đủ nghe.

+ Con hương đệ tử đến chùa chỉ cần đơn giản và thành tâm. Nên dâng lên hương án Phật những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi, trầu cau, xôi chè, phẩm oản. Lễ đền Mẫu, Thánh bạn có thể sắp lễ chay mặn tùy tâm, đồ mặn thường là gà, giò.

Chùa Mía cổ kính nổi linh thiêng nhất là vào những ngày xuân người dân trong vùng và du khách thập phương thường sang đây xin một quẻ thẻ đầu năm lấy may với niềm tin về một năm tài lộc, mọi sự hanh thông. Và nếu tết này bạn vẫn chưa biết đi đâu thì chùa Mía sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho bạn và cả gia đình, không gian thanh tịnh, cổ kính lại gần ngay trung tâm thủ đô.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Zalo Dulich.Pro.Vn Messenger Dulich.Pro.Vn 1900633278