Từ xưa “Tứ bất tử” Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh Công chúa, đã trở thành một phần quan trọng trong tín ngưỡng dân gian Việt. Cũng từ đó mà những ngôi đền, chùa thờ bốn vị thánh lúc nào cũng nghi ngút khói hương. Trong đó phải kể đến đền Và Sơn Tây, một trong tứ cung của xứ Đoài thờ thần núi Tản Viên, vị thần đứng đầu trong tứ bất tử. Ngôi đền mang đậm nét đẹp cổ kính của đền chùa đồng bằng Bắc Bộ, ẩn mình dưới bóng cổ thụ và hương nhang đèn càng làm tăng thêm phần uy nghi, linh thiêng say lòng du khách thập phương.
Có gì tại đền và cần chú ý những gì khi đến đền, hãy cùng Dulich.Pro.Vn tìm hiểu review kinh nghiệm du lịch, lưu ý hữu ích ngay trong phần thông tin cập nhật dưới đây nhé!
Giới thiệu về Đền Và ở đâu ?
{Đền Và} hay Đông Cung Đền Và nằm cách trung tâm thị xã Sơn Tây khoảng 2km tọa lạc trên một quả đồi thấp ở Phường Trung Hưng, xung quanh là rừng lim cổ thụ đã có từ trăm năm nay. Từ trên cao nhìn xuống, quả đồi có hình một con rùa đang bơi về phía mặt trời mọc. Ngoài tên gọi đền Và, người dân trong vùng còn gọi với cái tên đền Đông Cung trấn phía đông cùng với 3 ngôi đền nữa là Bắc Cung - đền Thính Vĩnh Phúc, Nam Cung Tản Lĩnh và Tây Cung đền thánh Tản Viên Ba Vì từ xưa đến nay thờ tự thần núi Tản Viên Sơn Thánh.
Người dân trong vùng còn truyền tai nhau câu chuyện truyền thuyết rằng, Sơn Tinh hay Tản Viên Sơn Thánh còn được gọi là "Đệ nhất Phúc đẳng thần", con rể Vua Hùng thứ sáu, chồng của công chúa Ngọc Hoa. Người đã có công lớn giúp dân đánh thắng Thủy Tinh qua những trận thủy chiến ác liệt, biểu tượng cho tinh thần quật cường đấu tranh chống lại thiên nhiên của dân ta. Tổng diện tích ngôi đền lên tới 2.000m² được bao ở hai bên và phía sau bởi tường thành bằng đá ong cao 2m15 nằm trên đồi Và với rất nhiều lim, mít, thông, đại, muỗm… Trong đền cũng là một không gian xanh xanh thu nhỏ trồng rất nhiều cây vóc vàng, hai bên nhà tiền tế có hai cây lan lớn nở rộ mỗi khi hè về.
Đông Cung Đền Và địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa Cập Nhật
Địa chỉ Đền Và hay Đông Cung: thôn Vân Gia, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Ban quản lý di tích lịch sử đền Và số điện thoại: 0243.383.2210 - Dịch vụ tour du lịch đi lễ Đền Và Online Giá rẻ Hotline/Zalo: 0981.851.651.
Đền Và có giờ mở cửa đón du khách tham quan, Dâng hương, chiêm Bái, tìm hiểu từ 08:00 - 18:00. Lịch hoạt động khu di tích lịch sử Đông Cung hay Đền Và vào tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến Chủ Nhật.
Giá vé Đền Và vào cửa, tham quan bao nhiêu tiền ?
Hiện tại Đền Và không thu vé tham quan và bạn cũng không mất thêm chi phí gì. Như hầu hết các ngôi đền chùa, du khách hữu duyên đến đền chỉ cần giữ cho tâm thanh tịnh, không tham sân si, không màng cầu danh lợi thì tiệt nhiên lòng sẽ được thanh thản, an nhiên, những điều may mắn sẽ tự nhiên mà tới.
Du lịch Đền Và Sơn Tây 1 ngày chi phí tour bao nhiêu ?
Review kinh nghiệm du lịch Đền Và Sơn Tây tại Dulich.Pro.Vn tìm hiểu, xu hướng du khách hiện nay thường đi du xuân, chiêm bái, tham quan có lựa chọn chi phí như sau:
Du lịch Đền Và 1 ngày 400.000 đ/khách. Chi phí du lịch đã bao gồm kết hợp đi cùng một số địa điểm thuận đường như: làng cổ Đường Lâm, Chùa Khai Nguyên, Chùa Mía, làng văn hóa các dân tộc Việt Nam...với đầy đủ các dịch vụ xe ô tô phục vụ lịch trình Hà Nội - Đền Và - Sơn Tây khứ hồi, ăn trưa 01 bữa 150k/khách, vé tham quan, bảo hiểm, nước uống trên xe 1 chai/khách, hướng dẫn viên du lịch,...
Chi phí đi Đền Và Sơn Tây cao hay thấp còn tùy thuộc vào số lượng thành khách tham gia chuyến đi, mức bữa ăn trưa và địa điểm du lịch đi cùng theo lịch trình,...Nên kinh phí so với mức Dulich.Pro.Vn đề xuất có thể giao động một chút. Nhưng chi phí ở trên là đầy đủ các dịch vụ, để du khách thoải mái lựa chọn đi tour Đền Và trọn gói tại 0963.851.651 hay đi du lịch Đền Và tự túc nhé!
Chỉ dẫn phương tiện di chuyển, đường đi Đền Và Sơn Tây Hà Nội
Đền Và cách thành phố Hà Nội khoảng 51km, mất khoảng hơn 1 giờ di chuyển theo đường 32 bằng nhiều loại hình phương tiện mà du khách có thể tham khảo như: Xe máy, xe buýt, xe ô tô cá nhân, thuê xe du lịch...
Đường đi từ trung tâm thành phố -> đường Tân Xuân phường Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm -> đường Liên Mạc -> thị trấn Phùng -> đi dọc theo quốc lộ 32 -> thị xã Sơn Tây -> đường Vân Gia -> Đền Và.
Không quá cách xa trung tâm nên bạn có thể tới đền bằng xe buýt cũng rất thuận tiện. Bắt chuyến xe số 32 hoặc 34 sau đó bạn chuyển tuyến lên xe số 70A, 70B hoặc 92 rồi đi bộ vào là tới đền nhé.
Tour du lịch đi Đền Và Sơn Tây vào thời gian nào phù hợp ?
Hằng năm cứ vào ngày rằm tháng Giêng người dân Vân Gia, Trung Hưng lại long trọng tổ chức Hội Xuân đền Và. Nghi lễ trọng tâm chính là rước long ngai bài vị “Tam vị Đức Thánh Tản” từ đền Và qua con sông Hồng sang bên tả ngàn để đến đền Ngự Dội thuộc xã Vĩnh Ninh, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc để làm lễ tế và diễn lại sự tích nhà ngài tắm và trở về Đền Và. Không chỉ người dân trong vùng mà lễ hội còn thu hút đông đảo du khách tham dự với đoàn rước dài tới 3 - 4 km.
Hội Thu là lễ hội thứ hai của đền tổ chức vào rằm tháng 9 với nghi thức đánh bắt cá trên sông Tích để chọn ra 99 con cá trắng to chế biến thành nhiều loại món khác nhau tế Thánh. Dân gian truyền lại từ sự tích thánh dạy nhân dân trong làng đánh bắt cá được 100 con cá và người đã phóng sinh một con cá trê, từ đó mà mỗi năm người dân lại tổ chức hội Thu một lần.
Review trải nghiệm tham quan, chiêm bái, du lịch Đền Và có gì ?
Ngôi đền được thiết kế và xây dựng khá cân xứng theo trục hướng Bắc Nam, mái lợp ngói cổ, trên đỉnh đắp nổi rất nhiều hình tượng lưỡng long chầu nguyệt mang đậm theo lối kiến trúc đặc trưng thời Mạc và Nguyễn. Qua một sân rộng có tường bao quanh là đến nghi môn, tức cổng chính của đền. Du khách tiếp tục đến một khoảng sân rộng, liền sát nghi môn và bắt đầu khám phá những gian nhà cổ kính dưới mái đền.
+ Nghi môn: gồm ba gian dựng trên nền cao, có ba hàng chân cột gỗ kê trên những chân tảng đá ong. Theo các nhà nghiên cứu đây là một Nghi môn hiếm gặp trong kiến trúc truyền thống ở nước ta mà ít nhiều chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa.
+ Gác trống, gác chuông: Nằm ngay bên Nghi môn, mặt hướng vào sân đền được xây dựng từ giữa thế kỷ XX. Cả hai tòa được trang trí bởi năm con dơi xòe cánh ôm lấy cửa sổ tròn, cũng chính là ngũ phúc theo quan niệm xưa, Phú - Quý - Thọ - Khang - Ninh. Đây như một lời cầu chúc cho người đi qua nghi môn vào với chiêng với trống là được h hạnh phúc viên mãn, hay tiếng chuông tiếng trống bay ra qua các cửa đó là đem ngũ phúc tới muôn nhà.
+ Tả vu, Hữu vu: Nối tiếp gác Chuông và gác Trống là hai tòa nhà Hữu vu và Tả Vu với kết cấu kiểu tường hồi bít đốc, mặt trước có cột vuông trên nền tam cấp, để trống mặt trong. Đa số những phần được thiết kế hay trang trí bằng gỗ đều được bào trơn đóng bén như những sản phẩm kiến trúc của thời Nguyễn muộn.
+ Tiền bái: Tòa nhà gồm ba gian hai chái lớn, mặt bằng bốn hàng chân, phía trong treo nhiều bức hoành phi với những đại tự được làm khá kỹ dưới dạng cuốn thư hoặc nền chạm rồng, sơn son thếp vàng cùng rất nhiều câu đối. Gian chính giữa đặt bàn thờ và 4 pho tượng là “Tứ Trấn” trấn ở bốn xung quanh núi Ba Vì, ngoài hiên còn có hai pho tượng quan văn, quan võ ngồi hướng vào nhau.
+ Tiền tế: Được thiết kế theo kiểu chồng rường độc đáo trải qua nhiều lần tôn tạo vẫn giữ được nét kiến trúc nguyên vẹn như thuở đầu. Đây cũng chính là gian nhà lưu giữ rất nhiều hiện vật quý với 14 bức hoành phi, 18 đôi câu đối, những bài thơ phú ca ngợi công đức của đức thánh….
+ Hậu cung: Bên trong Hậu Cung là khám thờ được son thếp vàng, phía trước có hương án bàn long ngai bài vị của ba vị, phía trên khám treo bức đại tự “Thượng đẳng tối linh thần”. Đi sâu vào bên trong cùng là bài vị của mẹ Thánh Tản Viên, Đức Quốc Mẫu bà Đinh Thị Điên hay Bà Đen và 3 bài vị của Tam vị Đức Thánh Tả.
+ Hiện vật: Có nhiều hiện vật cổ và quý giá đang được trưng bày và lưu giữ tại ngôi đền này. Tiêu biểu là 5 bản thần tích Tản Viên Sơn Thánh; 18 đạo sắc phong của các đời vua; 47 đôi câu đối được chạm khắc trên vách cột, trên gỗ và 18 bức hoành phi viết trên gỗ, đá. Ngoài ra còn có 2 tấm bia đá, 3 chiếc chuông đồng cùng 4 tấm biển gỗ được khắc thời gian xây dựng, tu sửa đồng thời ca ngợi cảnh quan, uy linh của Thánh Tản Viên .
+ Sắm lễ đi đền Và: Có lẽ những ngày đầu xuân năm mới và mùa lễ hội là lúc mà người ta về đền nhiều nhất, dâng một mâm lễ chỉn chu, đủ đầy mong ngài chứng giám phù hộ cho gia đình được bình an, sức khỏe và tài lộc. Một mâm lễ dâng bàn thờ có đĩa hoa quả, trầu cau, rượu, xôi thịt, thẻ hương, giấy tiền và một cánh sớ. Đặc biệt là trong những ngày lễ lớn của đền du khách luôn muốn dâng những lễ vật đẹp, mang ý nghĩa tốt đẹp lên bàn thờ và thường Oản Tài Lộc là lễ vật phù hợp bởi thiết kế tỉ mỉ, mang ý nghĩa tài lộc tốt lành, có thể để được lâu mà không bị hỏng.
Bỏ túi kinh nghiệm đi du lịch Đền Và có lưu ý gì quan trọng ?
Không riêng đền Và mà phần đa chốn tâm linh cửa đền chùa, khi đến bạn nên chú ý bỏ túi một số kinh nghiệm, lưu ý hữu ích một số điều sau đây nhé.
+ Trước tiên bạn nên chuẩn bị trang phục, quần áo gọn gàng lịch sự, những bộ đồ dài tay kín đáo sẽ phù hợp hơn thay vì đồ quá ngắn hay hở hang.
+ Trong đền có rất nhiều ban thờ tuy nhiên bạn cũng không nên tự ý cắm hương nhang hay dâng lễ mà nên theo sự chỉ dẫn của đền.
+ Bạn có thể mua hoa quả cùng những đồ cần thiết tự tay sắp lễ hoặc mua một mâm lễ đã được chuẩn bị đầy đủ trên đường đến chùa có nhiều gian hàng bày bán nhé.
+ Ngoài vấn đề vệ sinh giữ gìn quang cảnh xanh của đền bạn cũng nên chú ý về vấn đề đốt vàng mã có thể dẫn đến tro bụi bay khắp nơi khi có gió hoặc cháy nổ những ngày nắng nóng hanh khô.
Một ngôi đền cổ linh thiêng xứ Đoài và cho đến nay người dân nơi đây đã duy trì tục thờ Đức thánh Tản qua bao thế kỷ. Không riêng mùa lễ hội mà quanh năm đền Và chưa bao giờ vắng dấu chân du khách, có người đến chỉ đơn giản là tìm một không gian thanh tịnh nghe tiếng chuông chùa, tụng kinh, có người đến vãn cảnh đền vì thích cái màu cổ kính rêu phong. Và cũng có người đến vì tiếng lành đồn xa muốn dâng lên ban thờ thánh mâm lễ đủ đầy tỏ lòng thành và mong cho gia đình được bình an, thuận lợi.