Review Kinh Nghiệm Đi CHÙA KHAI NGUYÊN Sơn Tây 2024

Người đăng: Tour Hoa Trà
Đang được cập nhật....

Dân gian xưa có có câu thôn Đoài thì nhớ thôn Đông, Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào? Xứ Đoài đẹp trong mắt kẻ thi nhân, một vẻ đẹp truyền thống của vùng quê sơn thủy hữu tình Sơn Tây, với những phong tục tập quán mang đậm bản sắc của người Việt cổ. Đây cũng là nơi in dấu ngôi chùa Khai Nguyên cổ tự, biểu tượng và điều mà người ta nhớ khi nhắc về Sơn Tây, xứ Đoài.  Nằm trên mảnh đất tâm linh, chốn cửa Phật, bất cứ người con Sơn Tây hay du khách thập phương có dịp tới đây đều ghé chùa dâng hương, cầu bình an cho gia đình.

Không quá xa cho một chuyến đi về {chùa Khai Nguyên Sơn Tây} cuối tuần này, cùng Dulich.Pro.Vn khám phá đôi chút review, kinh nghiệm du lịch xem có gì đặc biệt tại ngôi chùa nhé!

Giới thiệu về chùa Khai Nguyên ở đâu ?

Trước khi được biết với tên gọi {chùa Khai Nguyên}, xưa kia chùa có tên là Cổ Liêu tự nằm ở thôn Tây Ninh, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Theo ghi chép còn sót lại trên tấm bi ký chùa được xây dựng rất sớm, khoảng đầu thế kỷ XVI dưới thời nhà Lý. Trải qua bao thăng trầm lịch sử cùng với sự tàn phá của chiến tranh chùa Khai Nguyên xưa đã bị phá hủy gần như hoàn toàn, đến năm 2003 chùa được tăng ni phật tử và người dân địa phương chun tay trùng tu, tôn tạo.

Nếu bạn đang nghĩ sau khi tôn tạo lại ngôi chùa không còn vẻ đẹp nguyên bản thì chưa phải. Ngôi chùa Khai Nguyên hiện nay được xây dựng trên nền móng cũ, mô phỏng lại kiến trúc của ngôi chùa đã bị hư hại và vẫn toát lên được nét đẹp kim cổ đặc trưng. Tọa lạc trên diện tích hơn 500m2, kiến trúc trong chùa Nguyên khai vô cùng tinh tế, hài hòa giữa các công trình và thiên nhiên, bao gồm: tháp Chuông, tháp Trống và khu Nội Viện.

Chùa Khai Nguyên địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa Cập Nhật

Ban quản lý chùa Khai Nguyên số điện thoại: 02433 610 897  - Sử dụng dịch vụ đặt vé tour du lịch Chùa Khai Nguyên Online Giá Rẻ Hotline/Zalo: 0981.851.651.

Địa chỉ chùa Khai Nguyên Sơn Tây: Thôn Tây Ninh, xã Sơn Đông, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Chùa Khai Nguyên giờ mở cửa đón du khách tham quan, chiêm bái, tìm hiểu từ 07:00 - 20:00. Lịch hoạt động chùa Khai Nguyên tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến Chủ Nhật, bao gồm cả các ngày nghỉ lễ, tết.

Giá vé chùa Khai Nguyên vào cửa, tham quan bao nhiêu tiền ?

Hiện tại chùa Khai Nguyên không thu vé tham quan, và du khách cũng không phải mất bất cứ chi phí gì khi vào chùa. Mâm cao cỗ đầy mà tâm không sáng thì Phật cũng không chứng, hãy vào chùa với tâm thanh tịnh, không tham sân si đổi chác. Nếu bạn muốn dâng lễ hãy chuẩn bị lễ chay và thắp nhang, đặt lễ theo sự chỉ dẫn. 

Du lịch chùa Khai Nguyên Sơn Tây 1 ngày chi phí tour bao nhiêu ?

Review kinh nghiệm du lịch Chùa Khai Nguyên tại Dulich.Pro.Vn tìm hiểu, xu hướng hiện nay du khách thường đi du xuân, du lịch, chiêm bái chùa Khai Nguyên có lựa chọn chi phí như sau:

Du lịch chùa Khai Nguyên 1 ngày 450.000 VND/khách, chi phí đi chùa đã bao gồm kết hợp đi cùng các địa điểm du lịch, di tích như: làng Cổ Đường Lâm, thành cổ Sơn Tây, Chùa Mía, làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, đền Và...với đầy đủ các dịch vụ cho chuyến đi như: xe ô tô đưa đón lịch trình Hà Nội - Chùa Khai Nguyên - Sơn Tây khứ hồi, ăn bữa trưa 150k/khách, vé vào cửa, tham quan, bảo hiểm và hướng dẫn viên du lịch chùa Khai Nguyên, nước uống trên xe 1 chai/khách/ngày.

Chi phí đi chùa Khai Nguyên cao hay thấp còn tùy vào số lượng người dự kiến tham gia, tiêu chuẩn ăn trưa và địa điểm kết hợp đi cùng trong tour,...Nên kinh phí có thể sẽ khác đôi chút so với mức Dulich.Pro.Vn gợi ý ở trên. Nhưng vậy là đủ để bạn lựa chọn đăng ký tour Chùa Khai Nguyên trọn gói tại Hotline/Zalo 0963.851.651 hay đi du lịch chùa Khai Nguyên Sơn Tây tự túc nhé!

Chỉ dẫn phương tiện di chuyển, đường đi chùa Khai Nguyên Sơn Tây

{Đường đi chùa Khai Nguyên Sơn Tây} nằm về phía ngoại thành Hà Nội, bạn đi về hướng ĐCT08 qua Nguyễn Trãi, hầm chui Trung Hoà. Đến nút giao đường 80 bạn rẽ phải đi Thạch Thất/Quốc Oai, qua ĐT419 là đến Quốc lộ 32. Từ đây bạn rẽ vào ĐT82 đi thẳng đến Cao Sơn, tiếp tục chạy thêm 2km nữa là bạn đã đến chùa Khai Nguyên.

{Đi chùa Khai Nguyên bằng xe bus} (Buýt) cũng là lựa chọn được nhiều du khách quan tâm: Bạn đi bus các tuyến 157 từ bến Mỹ Đình, Tuyến 71 từ bến xe Mỹ Đình, Tuyến 20B từ Cầu Giấy. Sau đó trên đường bạn xuống bến Sơn Tây rồi đi tiếp xe ôm, taxi vào khoảng 2km nhé.

Du khách lưu ý có hai ngôi chùa mang tên Khai Nguyên, một ở Sơn Tây và một ở Tây Hồ, nếu không biết đường bạn có thể đi theo sự chỉ dẫn ứng dụng Google Maps, nhưng nhớ để ý địa chỉ để tránh đi nhầm nhé. 

Tour du lịch đi chùa Khai Nguyên vào thời gian nào phù hợp ?

Ngoài những ngày mùng 1 đầu tháng và ngày rằm người dâng lại về dâng hương thì những ngày lễ quan trọng tại chùa cũng tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa. Hàng năm cứ vào khoảng cuối tháng  chùa lại chuẩn bị long trọng tổ chức lễ Vu Lan với các hoạt động như Đêm Tri Ân, Dâng hoa cảm niệm cha mẹ… triển lãm các loại hoa hồng và các khu tiểu cảnh mang ý nghĩa của mùa Vu Lan.

Review trải nghiệm, chiêm bái, tham quan chùa Khai Nguyên có gì ?

Nếu là một “tín đồ” của các đền chùa miền Bắc hẳn bạn cũng không còn xa lạ với kiểu kiến trúc “nội công ngoại quốc”, và chùa Khai Nguyên cũng không nằm ngoài số đó. Các gian thờ chính được bố trí theo kiểu "tiền Phật hậu Tổ", cuối là Tăng đường cùng tả vu, hữu vu, tháp Báo Ân, gác chuông, gác trống... 

+ Bức tượng Phật A Di Đà: Đây là lớn bức tượng Phật A Di Đà nhất Đông Nam Á, cao 72m, đường kính bệ tượng lên tới 1.200m2, được khởi công xây dựng từ năm 2015, bức tượng hiện vẫn đang trong quá trình hoàn thành. Bức tượng uy nghiêm trong tư thế kiết già, gương mặt từ bi, trí huệ, trên tay trái ngài là đóa sen hồng chớm nở, tay phải ở tư thế Giáo hóa thủ ấn. Né có cơ hội du khách nên xuống tầng âm trong tổng 12 tầng tham quan, đây chính là lục đạo luân hồi gồm nhiều cõi như a tu la, địa ngục, quỷ ngã….

+ Hệ thống tượng Phật: Tị gian tam bảo là một hệ thống tượng với khoảng 1.975 pho lớn nhỏ được bày trí và sắp xếp hài hòa tạo nên nét độc đáo trong kiến trúc. 

+ Khuôn viên Hồ Nước: Hồ nước lớn hình chữ nhật nằm ngay phía trước chùa, mặt hồ tĩnh lặng quanh năm nước xanh như ngọc. Trên hồ có lầu gác từ xa trông như chùa Một Cột, phía trong có gian thờ Địa Tạng vương Bồ tát và bộ kinh Địa tạng quý.

+ Tham quan giếng Rồng: Giếng nằm trên con đường đi vào Nội viện vừa cấp nước vừa là nơi trấn tích ngôi chùa. Bà con trong vùng kể lại rằng khi xưa cả một vùng bị hạn hán nặng nề mãi mà không thấy mưa, bấy giờ thầy trụ trì đã thắp hương xin chỉ chỗ đào giếng. Sau đó được Thần báo mộng chỉ nơi đào giếng và quả nhiên đã tìm được mạch nước trong xanh và không bao giờ cạn. Từ đó cứ vào độ tết đến xuân về người dân ở đây và du khách phương xa đến đều xin nước về tẩy trần nhà cầu may.

+ Suối Quan Âm: Đi qua giếng Rồng một đoạn là du khách đến được suối Quan  m. Con suối chính là đại diện cho truyền thống uống nước nhớ nguồn, đầu nguồn chảy từ đỉnh Núi Mẹ, một phần của sườn núi Chàng Rể. 

+ Tìm hiểu Khu Nội Viện: Trải rộng trên 6ha, là nơi ở và sinh hoạt cho những tín đồ Phật tử phương xa về tham gia khóa tu mùa hè. 

+ Khám phá những di vật có giá trị: Không chỉ khiến du khách choáng ngợp trước hệ thống tượng thờ mà chùa Nguyên Khai còn là nơi hiện đang lưu giữ nhiều di vật quý giá. Hai tấm bia đá có niên hiệu Cảnh Hưng thứ 19 (năm 1759) và Gia Long thứ 14 (năm 1815) và 1 quả chuông đồng đúc từ năm 1870 thời vua Tự Đức thứ 22 .

Bỏ túi kinh nghiệm đi du lịch chùa Khai Nguyên có lưu ý gì quan trọng ?

Theo dõi ngay những kinh nghiệm hay, lưu ý nhỏ bỏ túi dưới đây của Dulich.Pro.Vn nếu bạn có dự định đi chiêm bái, lễ chùa Khai Nguyên cuối tuần này hay tham gia khóa tu nhé!

+ Hàng năm, chùa Khai Nguyên đều tổ chức các khóa tu mùa hè vào khoảng tháng 6, tháng 7, mỗi khóa tu kéo dài trong khoảng 1 tháng. Nếu sắp xếp được thời gian bạn có thể tham gia khóa tu, nghe giảng pháp, tu tập và làm các hoạt động công quả.

+ Lựa chọn trang phục gọn gàng, kín đáo nơi cửa chùa thanh tịnh, nếu quên mà mặc đồ quá ngắn đến bạn có thể mượn khăn bản to choàng bên ngoài hay đứng phía ngoài không vào trong chùa nhé!

+ Du khách lưu ý vàng mã hay rải tiền lẻ là vấn đề không được khuyến khích tại chùa thay vào đó bạn hãy công đức vào hòm cho giọt dầu.

+ Giữ gìn không khí thanh tịnh và trang nghiêm của chùa, bỏ giày dép phía ngoài tắt chuông điện thoại trước khi vào lễ bái và nhớ dọn dẹp cẩn thận sau khi sắp lễ. 

+ Không tự ý đụng chạm, ngắt hoa bẻ cành lấy lộc hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi chưa được sự cho phép của nhà chùa.

+ Tham quan, chiêm bái chùa du khách nên đi nhẹ nói khẽ cười duyên, không no đùa hay to tiếng làm mất trật tự, ảnh hưởng đến không gian an tịnh trang nghiêm của chùa.

Một chốn an yên cho tâm hồn sau những chuỗi ngày bị cuốn vào guồng quay của công việc, của cuộc sống lo toan. Đến chùa Nguyên Khai để thấy lòng nhẹ lại, bản thân thật nhỏ bé giữa cuộc sống bao la muôn màu, chậm lại một nhịp mà suy ngẫm chiêm nghiệm, thắp một nén nhang mà cầu sức khỏe bình an cho bản thân và gia đình.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Zalo Dulich.Pro.Vn Messenger Dulich.Pro.Vn 1900633278