Du khách là người có niềm yêu thích và khám phá những giá trị tâm linh liệu bạn đã biết đến ngôi đền Cửa Ông, một trong những ngôi đền có nét kiến trúc đẹp bậc nhất Việt Nam hay chưa. Nằm trên ngọn đồi 9A cao gần 100m, hướng về Bái Tử Long, gần như nằm tách biệt với thị thành bên ngoài cùng với lối kiến trúc truyền thống của đình chùa Đồng bằng Bắc Bộ còn được giữ gìn mang đến cho du khách một cảm xúc khó tả khi đặt chân vào đền. Linh thiêng, huyền bí, pha chút màu sắc hoài cổ và sự thanh tịnh hiếm có nơi cuộc sống thường nhật.
Cùng Dulich.Pro.Vn review kinh nghiệm du lịch, khám phá ngay ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ mỏ Quảng Ninh ngay trong phần chi tiết dưới đây nhé!
Giới thiệu về Đền Cửa Ông ở đâu ?
Người lữ khách lần đầu đến đây thường ví von đền Cửa Ông là nơi gặp gỡ đất trời, nơi giao hòa của núi của rừng của biển tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình trang nghiêm, uy nghi nhưng cũng rất đỗi hiền hòa hoa mỹ.
{Đền Cửa Ông Cẩm Phả} nằm trên một đỉnh núi nhìn ra Vịnh Bái Tử Long ở Phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả. hai bên được bao bọc bởi hai ngọn đồi nhỏ, hai bên đồi là hai ngọn Tả Thanh Long và Hữu Bạch Hổ. Đằng sau đền là dãy núi chạy qua Cẩm Phả và Mông Dương. Trước đền Thượng có tam quan, đằng sau đặt lăng Trần Quốc Tảng, bên phải có một ngôi chùa nhỏ, bên trái là gian nhà dành cho du khách thập phương nghỉ ngơi và vào lễ tế.
Đền Cửa Ông thờ ai ? Ngôi đền này là nơi thờ phụng Đức Ông Đệ Tam Cửa Suốt hay chính là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, con thứ ba của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người có công lao to lớn trong việc trấn giữ vùng biên cương Đông Bắc. Bên cạnh đó đền còn thờ các tướng sĩ anh hùng nhà Trần cùng gia thất: Trần Quốc Tuấn, Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão,... Nằm nép mình trên mảnh đất Cẩm Phả đã 700 năm, cùng với thời gian, đền Cửa Ông cũng đã phần nào nhuốm màu cổ kính, chứng kiến bao sự đổi thay thăng trầm của con người và thành phố này.
Đền Cửa Ông giờ mở cửa, địa chỉ, số điện thoại Cập Nhật
Ban quản lý khu di tích đền Cửa Ông số điện thoại: 020.3865024 - Số dịch vụ đặt vé tour du lịch đền Cửa Ông Online Giá Rẻ Hotline/Zalo: 0981.851.651.
Khu di tích lịch sử đền Cửa Ông địa chỉ: Phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.
Di tích đền Cửa Ông có giờ mở cửa đón du khách tham quan, tìm hiểu, chiêm bái từ 08:00 - 17:00. Lịch hoạt động di tích tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến Chủ Nhật bao gồm cả các ngày nghỉ lễ, tết.
Giá vé Đền Cửa Ông vào cửa, tham quan bao nhiêu tiền ?
{Đền Cửa Ông} hiện tại không thu vé tham quan, không đặt nặng vấn đề tiền bạc hay mâm cao lễ đầy. Du khách tới với đền đều vì một chữ tâm, tâm sáng, không bon chen đổi chác. Có một lễ dâng lên trên tỏ lòng thành mong cho gia đình được sức khỏe bình an, tài lộc mà chưa có lễ cũng không sao chẳng vì thế mà có sự trách phạt hay vận hạn.
Du khách chỉ cần trả thêm chút chi phí nếu đi xe tự túc đến là 10.000 VNĐ/ vé xe máy - 30.000 VND/vé xe ô tô, chuẩn bị mua lễ bán sẵn ở cổng đền trung bình 50.000 VNĐ - 150.000 VND /lễ.
{Hình ảnh đền Cửa Ông}
Review lịch trình tour du lịch đền Cửa Ông được nhiều du khách yêu thích
{Du lịch đền Cửa Ông} Quảng Ninh thường được lựa chọn du lịch vào mùa du xuân hàng năm kết hợp cùng những địa điểm du lịch, di tích lịch sử nổi tiếng và thuận đường đi ở Quảng Ninh như: Yên Tử, Chùa Ba Vàng, Chùa Cái Bầu, Tuần Châu, Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, Bảo Tàng Quảng Ninh,…Trong số đó được nhiều du khách yêu thích hơn cả phải kể đến là lịch trình tour Đền Cửa Ông - Chùa Cái Bầu - Chùa Ba Vàng chi tiết như sau:
Sáng: Hà Nội - Tham quan, chiêm bái Đền Cửa Ông - Chùa Cái Bầu - Quảng Ninh.
06h00: Xe và hướng dẫn viên Dulich.Pro.Vn đón Quý khách tại điểm hẹn trong thành phố Hà Nội khởi hành tour đi đền Cửa Ông Quảng Ninh.
09h30: Xe đưa du khách đến đền Cửa Ông, du khách tham quan, lễ bái tại các điểm là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền Cặp Tiên, khu tượng đài Trần Quốc Tảng…những công trình nằm trong quần thể của di tích.
10h30: Tiếp tục hành trình du xuân lễ hội buổi sáng, du khách tham quan, tìm hiểu, lễ bái ở chùa Cái Bầu hay Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm thuộc huyện Vân Đồn.
11h30: Quý khách nghỉ ngơi và dùng bữa trưa tại nhà hàng ở Vân Đồn. Sau bữa ăn trưa du khách trở lại xe để tiếp tục hành trình di chuyển về thành phố Uông Bí.
Chiều: Vân Đồn - Tham quan du lịch, chiêm bái Chùa Ba Vàng - Uông Bí - Hà Nội.
14h30: Đến chùa Ba Vàng ở Uông Bí, Quý khách tham quan du lịch, chiêm bái, làm lễ chùa Ba Vàng. Ngôi chùa đẹp với nhiều cảnh quan thiên nhiên, khuôn viên rộng lớn thanh tịnh, nhiều công trình hoành tráng bậc nhất tại Quảng Ninh.
15h30: Sau khi tham quan xong tại chùa Ba Vàng, Quý khách lên xe khởi hành trở về Hà Nội, trên đường di chuyển về xe dừng nghỉ ở địa phận Hải Dương, du khách tự do nghỉ ngơi, mua sắm đặc sản Hải Dương, Quảng Ninh về làm quà cho gia đình và bạn bè...
18h30: Xe và hướng dẫn viên đưa du khách về tới điểm đón đã hẹn trước tại Hà Nội, hướng dẫn viên Dulich.Pro.Vn cảm ơn, chia tay và hẹn gặp lại quý khách ở nhiều hành trình tiếp theo!
Du lịch đền Cửa Ông 1 ngày chi phí tour bao nhiêu ?
Kinh nghiệm du lịch đền Cửa Ông tại Dulich.Pro.Vn tìm hiểu, chúng tôi nhận xu hướng hiện nay du khách thường đi du xuân, lễ hội du lịch, vãn cảnh đền Cửa Ông có chi phí như sau:
Du lịch đền Cửa Ông 1 ngày có chi phí 580.000 VNĐ/khách, lịch trình tour đã bao gồm đi cùng Chùa Cái Bầu và Chùa Ba Vàng ở Quản Ninh với đầy đủ chi phí như: xe ô tô đưa đón lịch trình Hà Nội - Đền Cửa Ông - Chùa Cái Bầu - Chùa Ba Vàng - Quảng Ninh khứ hồi, ăn uống 01 bữa trưa 150k/khách tại Cẩm Phả, vé tham quan, bảo hiểm du lịch và hướng dẫn theo tour như lịch trình, nước uống trên xe di chuyển 1 chai/khách/ngày.
Chi phí đi Đền Cửa Ông còn tùy thuộc số lượng người dự kiến tham gia tour, tiêu chuẩn bữa ăn trưa...Vậy nên chi phí có thể sẽ giao động một chút so với Dulich.Pro.Vn chia sẻ. Nhưng chi phí đó là đủ để du khách thoải mái lựa chọn đăng ký tour Đền Cửa Ông trọn gói tại Hotline/Zalo: 0981.851.651 hay đi du lịch đền Cửa Ông tự túc nhé!
Chỉ dẫn phương tiện di chuyển, đường đi đền Cửa Ông Cẩm Phả
{Đền Cửa Ông Quảng Ninh} nằm cách thành phố Hạ Long trung tâm tỉnh Quảng Ninh 40,9km và cách trung tâm thành phố Hà Nội 207km, mất 2 giờ 44 phút di chuyển đường bộ theo Google Maps, ngoài tự túc di chuyển thì xe khách cũng là lựa chọn thuận tiện hơn với nhiều du khách.
Bạn di chuyển ra các bến xe lớn như Mỹ Đình, Giáp Bát hay Nước Ngầm bắt chuyến xe Hà Nội - Cẩm Phả, sau khi đến Cẩm Phả bạn có thể gọi xe ôm hoặc taxi tới Đền Cửa Ông.
Nếu tự di chuyển bằng ô tô hay xe máy cá nhân Dulich.Pro.Vn sẽ gợi ý cho bạn cung đường nhanh và thuận tiện như sau:
Đường đi từ trung tâm Hà Nội -> đường Nguyễn Khoái -> qua QL1A tại Lĩnh Nam -> QL5B/đường Cao tốc 04 -> QL10 và QL18 -> đường Lý Thường Kiệt, thành phố Cẩm Phả -> bạn chạy thẳng là đến đền.
Hoặc cung đường theo hướng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sexruts ngắn thời gian hơn: QL5B -> Cầu Thanh Trì -> QL10 -> Hết cao tốc bạn rẽ trái về hướng Hải Phòng -> Hạ Long -> cầu Bãi Cháy -> Cẩm Phả -> chạy thẳng là bạn thấy biển chỉ dẫn vào đến Cửa Ông.
Trên đường đi ngài các cửa hàng hay đại lý tạp hóa còn có các trạm dừng nghỉ bạn có thể ghé vào đi vệ sinh và mua chút đồ ăn nhẹ nhé.
Review trải nghiệm, chiêm bái, tham quan du lịch đền Cửa Ông có gì ?
Lịch sử trăm năm gắn với ngôi đền, du khách đến đền sẽ lần lượt tham quan 3 khu vực chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. Đền Hạ nằm ở phía dưới thờ Mẫu; đền Thượng gồm đền chính thờ Trần Quốc Tảng, đền Quan Châu, đền Quan Chánh… Và để có được quy mô như ngày nay chúng ta thấy ngôi đền đã qua rất nhiều lần trùng tu cũng như chiến tranh tàn phá. Ban đầu khi được xây dựng đền là một thảo am nhỏ làm từ tranh, tre. Về sau được xây dựng lại cho đến năm 1916 thì xây dựng thêm đền Thượng, đền Trung, đền Hạ và chùa.
Đền Hạ: gồm đền Mẫu và đền Trung Thiên Mẫu. Đền Mẫu thờ Tam Hòa Thánh Mẫu còn còn lại thờ phụng Trung Thiên Long Mẫu và phối thờ ba cô, cậu bé Cửa Suốt, cô bé Cửa Suốt.
Đền Trung: Thờ Khâm Sai Đông Đạo Tiết Chế Hoàng Cần, người trấn giữ vùng biển Đông, chỉ huy nhân dân ta chống ngoại xâm phương Bắc. Đền cũng thờ Sơn thần, Thủy thần để cầu sự giúp sức phù trợ từ các vị thần cho những chuyến tàu thuyền ra khơi được thuận buồm xuôi gió, được cá đầy khoang.
Đền Thượng: Nơi đây đặt lăng mộ Trần Quốc Tảng, đền Thượng, đền Quan Chánh, đền Quan Châu.
Đền Cặp Tiên: Trước đây đền thờ con gái Trần Quốc Tảng mà người dân trong vùng vẫn quen gọi với cái tên Cô bé Cửa Suốt, thờ quan Chánh cùng các vị thần. Sau này bà con lập thêm ban thờ các vị thần Phật ngự trị nơi thiên đình, Ngọc Hoàng, Nam Tào,Bắc Đẩu và Tiên Thiên Thánh Mẫu.
+ Xứng danh ngôi đền có kiến trúc bậc nhất: Ngôi đền nằm nép mình dưới bóng những tán cây cổ thụ càng làm tăng thêm phần cổ kính, tĩnh mịch. Nếu như phần đa đền chùa được làm chủ yếu từ gỗ hay đá bê tông hóa thì khi đến Cửa Ông du khách không khỏi ngạc nhiên trước kiến trúc bề thế bằng đá. Đá đúc, gạch Bát Tràng, vữa hồ pha mật, gạch lát nền bằng đất sét nung, ngói mũi đất nung… tất cả đều mang một màu sắc truyền thống xưa cũ không pha tạp. Hình ảnh Tứ linh gắn liền với tâm thức người Việt, Long, Ly, Quy, Phượng cũng là yếu tổ đạo trong trang trí, sắp đặt.Bên trong các gian thờ đều được xây dựng bằng những loại gỗ quý: đinh, lim, gụ, mỗi khung đỡ đều được khắc phù điêu, câu đối cùng với các hoa văn sơn son, thếp vàng.
+ Tượng đài Trần Quốc Tảng: Pho tượng hiên ngang đúc bằng Đồng, cao 10m nặng đến 40 tấn. Ngày trước bức tượng đặt tại trước cổng đền, sau 2 lần di chuyển và trung tu thì khoảng năm 2018 tượng chính thức tọa lạc tại dải núi phía Nam nhìn ra Vịnh Bái Tử Long, cách đền Thượng chừng 150km.
+ Đền Hạ thờ Mẫu: Khu đèn thờ sẽ khá rộng đối với những du khách chưa quen đi bộ nhiều hay sức khỏe yếu. Đền thờ một vị thủy thần và Vân Hương Thánh Mẫu và các Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thoải,... cùng các ông Hoàng Bảy, Hoàng Bơ, Hoàng Mười. Nằm ngay cạnh đền Thượng, bạn có thể dừng chân ghé thăm một số ngôi đền thờ quan Tuần Tranh, quan Giám sát,...
+ Khu lăng mộ: Tương truyền đây là lăng mộ của Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng. Theo như sử sách chép lại và qua lời truyền tai của người dân địa phương thì đây là ngôi mộ tượng trưng thể hiện lòng thành kính của nhân dân đối với bậc anh hùng, cũng giống như của con cái đối với cha mẹ.
Tour du lịch đi đền Cửa Ông vào thời gian mùa nào đẹp ?
Ngoài ngày rằm hay mùng 1 đền nghi ngút khói hương thì độ tết đến xuân về cũng là lúc người người nhà nhà tất bật chuẩn bị cho lễ hội Đền Cửa Ông.
{Lễ hội đền Cửa Ông} Lễ hội chính Diễn ra từ ngày 2/1 âm lịch đến hết tháng 3 âm lịch; Lễ hội Cầu siêu, Lễ xin ở cửa Đền và dâng hương rước Đức Ông; Ngoài ra còn Hội rước Đức Ông hồi cung an vị kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.
Hòa trong không khí lễ hội du khách có cơ hội được chứng kiến các nghi lễ trịnh trọng và tham gia nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như bịt mắt đánh trống, gẩy gậy, kéo co, têm trầu,...
Nếu cần một không gian yên tĩnh, bớt ồn ào náo nhiệt một chút bạn hãy ghé đền vào các ngày thứ trong tuần. Tất cả chỉ còn lại sự tĩnh lặng và hương thơm thoang thoảng từ đèn nến hòa trong gió.
Bỏ túi kinh nghiệm đi du lịch đền Cửa Ông Quảng Ninh có lưu ý gì quan trọng ?
Cần lưu ý gì, chuẩn bị gì trước khi vào đền chùa, lưu ngay những kinh nghiệm bỏ túi nhỏ hữu ích dưới đây từ Dulich.Pro.Vn bạn nhé.
+ Đền Cửa Ông gồm cả đền và chùa nên nếu bạn dự định đi dâng hương đầy đủ các ban thì bạn nên sắm cả lễ chay, lễ mặn và lễ đồ sống. Lễ chay có thể là hương, hoa, bánh kẹo, hoa quả, tiền vàng mã; Lễ mặn dùng ở ban Công Đồng có gà, thịt lợn, giò,... được nấu chín; Lễ đồ sống gồm gạo, muối, trứng sống…
+ Hạn chế mua cũng như đốt vàng mã đặc biệt là trong những ngày thời tiết khô hanh hay nắng nóng.
+ Thay vì kẹp tiền lẻ vào tay, thân tượng thờ hay rải tiền lẻ gây mất mỹ quan và cũng là hành động không được khuyến cáo tại đền chùa bạn có thể quyên góp tại hòm công đức cho nhang đèn và tu sửa đền.
+ Chuẩn bị trang phục kín đáo lịch sự khi vào đền bạn nhé, tránh những bộ đồ quá bó hay quá ngắn gây phản cảm.
+ Du khách nên tắt chuông các thiết bị di động, bỏ giày dép bên ngoài trước khi vào bên trong đền làm lễ dâng hương.
+ Mẹo hay du xuân, thường du khách sẽ kết hợp đi lễ đền Cửa Ông với Chùa Cái Bầu ở Vân Đồn nhé! Vậy nên bạn cũng có thể tham khảo một lịch trình được nhiều du khách yêu thích như vậy.
+ Du khách cũng nên mang theo một chút đồ ăn nhé, nước uống để suốt quá trình tham quan thấy mệt, thì bổ sung chút năng lượng sẻ là gợi ý phù hợp nhé!
Trên đây là review cùng trọn bộ kinh nghiệm đi đền Cửa Ông thuận tiện và hiệu quả, chúc bạn sẽ có một chuyến đi an toàn và ý nghĩa. Hãy một lần đến và cảm nhận hết được sự tâm linh, linh thiêng nơi cửa đền, gửi một lời cầu nguyện cho bản thân và gia đình được bình an sức khỏe.