Review Kinh Nghiệm Đi QUÊ BÁC Nam Đàn Nghệ An 2024

Người đăng: Tour Hoa Trà
Đang được cập nhật....

Ai về quê Bác Nam Đàn
Mà thương xứ Nghệ, hai hàng lệ rơi

Xứ Nghệ, hai tiếng thân thương mà trìu mến, người ta nhắc nhiều về mảnh đất này là dải miền Trung nắng gió, là đất của những câu hò ví dặm. Và đây cũng là quê hương là cái nôi sinh ra vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh. Làng Hoàng Trù quê mẹ và làng Sen quê cha nơi gắn bó với Bác tuổi thiếu thời, giờ đây vẫn yên bình lặng lẽ qua bao mùa sen nở. 

Và nếu bạn đang có dự định đến Quê Bác Hồ trong thời gian sắp tới, hãy để Dulich.Pro.Vn review kinh nghiệm đưa bạn lên chuyến xe về xứ Nghệ mà nghe câu ví dặm, mà thăm lại ngôi nhà năm xưa.

Giới thiệu về Quê Bác ở đâu ?

Quê Bác Hồ (1890 - 1969) sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, nằm ở làng Sen và Hoàng Trù, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Thân sinh Bác là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan. Quê hương giàu truyền thống văn hóa, tình cảm yêu thương của gia đình cùng tình người nơi đây chân chất thật thà đã góp phần hình thành nên nhân cách và tư tưởng của Hồ Chí Minh. 

Quê Bác, Khu di tích Kim Liên có tên đầy đủ là Khu di tích lịch sử lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tọa lạc trên diện tích hơn 205ha thuộc địa bàn 2 xã Kim Liên và An Giang. Theo truyền thống xưa nay nội trước ngoại sau nhưng khi du khách về thăm quê Bác lại đi quê ngoại làng Hoàng Trù trước bởi đây là nơi Người được sinh ra và lớn lên, cho đến những năm 1901 - 1906 Bác về ở quê nội làng Sen. Sau này khi hoạt động trên con đường cách mạng Bác trở về thăm quê 2 lần là ngày 14-6-1957 sau 50 năm xa cách và lần thứ 2 là từ ngày 8 đến 10-12-1961. 

Khu di tích lịch sử Quê Bác địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa cập nhật

Ban quản lý khu di tích Quê Bác số điện thoại: 02383.825.107 - Sử dụng dịch vụ tour du lịch Quê Bác Online Giá Rẻ Hotline/Zalo: 0981.851.651.

Khu du lịch di tích Kim Liên Quê Bác địa chỉ: Quốc Lộ 46, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.

Di tích quốc gia đặc biệt khu lưu niệm Chủ Tịch Hồ Chí Minh có giờ mở cửa mùa ĐÔNG (16/10 - 16/04 năm sau) đón du khách tham quan, tìm hiểu buổi sáng từ 08:00 - 12:00 và buổi chiều từ 13:30 - 17:00. Mùa HÈ đón du khách tham quan, tìm hiểu buổi sáng từ 07:00 - 11:30 và buổi chiều từ 13:30 - 17:00.

Cập nhật lịch hoạt động của di tích các ngày trong tuần từ thứ 2, 3, 4, 5, 6, 7 và Chủ Nhật bao gồm cả những ngày nghỉ lễ, tết. 

Giá vé Quê Bác vào cửa, tham quan hiện nay bao nhiêu tiền ?

Hiện tại Quê Bác không thu vé tham quan, vào cổng. Người dân địa phương và cả du khách đến tham quan không phải mất chi phí. Trước khi đi bạn có thể đặt lịch tham quan trực tuyến qua website chính thức của khu di tích http://www.khuditichkimlien.gov.vn/ hay đến nơi bạn đăng ký tham quan ngay cổng vào làng Hoàng Trù và làng Sen - Quê Bác.

Tại đây có các hướng dẫn viên tại điểm hướng dẫn tham quan và thuyết minh về Bác và gia đình, bạn có thể hỏi luôn khi đăng ký tham quan nhé!

Ngoài ra ban quản lý cũng bán hoa tươi, du khách có nhu cầu mua với chi phí 50.000 VNĐ/bó. Du khách đi xe tự túc đến gửi xe 9.000 VND - 12.000 VND/ xe.

Du lịch Quê Bác từ Cửa Lò 1 ngày chi phí tour bao nhiêu ?

Review về các tour du lịch Quê Bác tại Dulich.Pro.Vn tìm hiểu, xu hướng được nhiều du khách lựa chọn hiện nay đi thăm Quê Bác thường có chi phí như sau:

{Du lịch Quê Bác} từ Cửa Lò 1 ngày 350.000 VNĐ/khách, chi phí du lịch là đã bao gồm với các dịch vụ: xe ô tô đón ở khu du lịch biển Cửa Lò - Quê Bác, chi phí mua hoa tươi vào các điểm, suất ăn 1 bữa trưa 150.000 VNĐ/khách, bảo hiểm và hướng dẫn viên du lịch, nước uống phục vụ trên ô tô 1 chai/khách/ngày.

Ngoài ra tour du Quê Bác còn được nhiều du khách lựa chọn lịch trình kết hợp đi cùng trong chuyến đi biển Thiên Cầm, Cửa Hội, Bãi Lữ, Cửa Lò, ...chi phí từ 1.850.000 VNĐ.

Chi phí đi du lịch Quê Bác có thể sẽ giao động một chút so với mức Dulich.Pro.Vn đã review. Nhưng kinh phí du lịch ở trên là đã cập nhật đầy đủ dịch vụ cho chuyến đi. Vậy nên du khách có thể lựa chọn đăng ký tour Quê Bác trọn gói tại Hotline/Zalo 0963.851.651 hay đi du lịch Quê Bác tự túc nhé!

Tour du lịch đi Quê Bác Nam Đàn vào thời gian mùa nào đẹp ?

Hàng năm cứ vào những ngày lễ lớn nhất là 19/05 sinh nhật Bác người dân 2 miền Nam Bắc lại về đây, thăm quê Bác, tưởng nhớ công ơn của Người. Đây cũng là thời gian diễn ra Lễ hội làng Sen quê Bác, các đoàn nghệ thuật từ nhiều nơi về đây giao lưu tấu lên những khúc nhạc đặc sắc. Đúng vào mùa sen nở gió đưa hương thơm cả một vùng, thời gian này cũng đã vào hè nên du khách thường sẽ kết hợp thăm quê Bác và đi biển.

Bên cạnh đó du khách thích giai điệu dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh thì hãy đến Quê Bác vào các ngày cuối tuần thứ 7 và Chủ nhật. Từ cuối năm 2015 Nam Đàn triển khai trình diễn Dân ca ví dặm tại Kim Liên nhé!

Chỉ dẫn phương tiện di chuyển, đường đi Quê Bác Nam Đàn

Khu di tích lịch sử Kim Liên cách Hà Nội hơn 300km và cách thành phố Vinh khoảng 15km theo chỉ dẫn Google Maps. Đường đi xuất phát từ thành phố Vinh: Bạn theo QL46 đến Km13 thì rẽ trái, đi thẳng 1km nữa là đến khu di tích lịch sử Kim Liên.  Xuất phát từ Hà Nội: Thẳng theo QL1A đến QL46, từ đây bạn đi tiếp 7km sẽ đến khu di tích quốc gia đặc biệt khu lưu niệm Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

Du khách cũng có thể đi xe khách giường nằm đến thẳng Vinh sau đó đi xe ôm hoặc taxi vào quê Bác. Bạn ra các bến xe gần nhất bắt tuyến xe Hà Nội - Nghệ An, giá vé khoảng 200.000 VNĐ/người tùy thời điểm và nhà xe, mất chừng 5 giờ đồng hồ là bạn tới nơi. 

Review trải nghiệm tìm hiểu, tham quan du lịch Quê Bác có gì ?

Khu di tích Kim Liên hay {Quê Bác} hiện còn lưu giữ được nhiều không gian văn hóa, chứng tích lịch sử và nhiều tài liệu, hiện vật gắn liền với tuổi thơ của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Bao gồm 2 cụm di tích chính, với 14 di tích thành phần, mỗi địa điểm, di tích cách nhau chừng 2 - 10km.

+ Tham quan di tích tại quê nội làng Sen: Làng Sen quê cha, phía sau lũy tre làng thấp thoáng những nếp nhà tranh đơn sơ còn nguyên những kỷ vật đã gắn bó cùng Bác và gia đình. Tại làng Sen hiện có 7 di tích: Nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm, Nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quý, Lò rèn cố Điền, Giếng Cốc, Núi Chung, Sân vận động làng Sen, cuối cùng là đền làng Sen. 

+ Nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc: Ngôi nhà lá 5 gian nằm ở trung tâm của Cụm Di tích Làng Sen được xây dựng từ những năm 1901 bởi dân làng Sen mừng cụ thi đỗ Phó bảng. Trong nhà dành hai gian đặt bàn thờ bà Hoàng Thị Loan và tiếp khách. Gian thứ tư là nơi nghỉ của cụ Sắc cùng chiếc án thư nơi cụ dạy các con học chữ. Đến đây du khách có cơ hội được tham quan những hiện vật có giá trị, như hai bộ phản gỗ, chiếc giường, rương đựng lương thực, mâm bằng gỗ…

+ Khu trưng bày và nhà tưởng niệm Hồ Chí Minh: Nằm trong khuôn viên quê nội, được xây dựng từ 1970. KHu trưng bày và nhà tưởng niệm chính là tiểu sử của Bác cùng những  di tích, tài liệu, hiện vật về tình cảm đồng bào, tình đồng chí trong nước và bạn bè quốc tế đối với Bác.

+ Nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quý: Cụ Quý là thầy giáo khai tâm của Bác, căn nhà nhỏ đơn sơ chỉ gồm nhà chính và nhà ngang.

+ Khám phá núi Chung: Tuổi thơ Bác gắn với ngọn núi Chung, cùng các bạn đi chăn trâu, chơi những trò chơi dân gian thả diều, đánh trận giả, từ đây có thể nhìn thấy toàn cảnh ngôi làng quê Bác. 

+ Thăm di tích tại quê ngoại làng Hoàng Trù: hay còn được gọi làng Chùa cách làng Sen khoảng 2km. Đây là nơi thân sinh mẹ Bác bà Hoàng Thị Loan, từ đây cha và mẹ Bác trở thành một gia đình và đón 3 người con ưu tú. Cụm di tích gồm: ngôi nhà của gia đình Bác, nhà cụ Hoàng Xuân Đường ông ngoại Bác và nhà thờ chi họ Hoàng Xuân. 

+ Tìm hiểu ngôi nhà của Bác: Nơi Bác cất tiếng khóc chào đời gồm ba gian, mái lá, xung quanh che phên, hai bên là hàng cau xanh ngắt.

+ Nhà cụ Hoàng Xuân Đường (tức ông ngoại của chủ tịch Hồ Chí Minh): Nơi gợi nhớ tình cảm của ông bà ngoại và gia đình dành cho Bác. Khuôn viên là một ngôi nhà tranh, phía trước và phía sau được che bằng phên nứa đặc trưng như nhiều ngôi nhà của dân làng lúc bấy giờ...

+ Thăm viếng Mộ bà Hoàng Thị Loan: Ngôi mộ tọa lạc trên lưng chừng núi Động Tranh, dãy Đại. Được ốp đá hoa cương, bên trên che mái dốc, trước sân là tấm bia bằng đá đen, ghi lại tiểu sử và công lao của bà. Mỗi một chi tiết, một con số xây dựng đều mang một ý nghĩa sâu sắc, từ chân núi lên phần mộ bên trái có 269 bậc với số 69 là năm mất của Bác, lối xuống bên phải có 242 bậc, 42 là năm các con đưa hài cốt của mẹ về quê 1942). Trước phần mộ có 33 bậc thang dẫn xuống sân bia cũng chính là tuổi đời của bà.

+ Mộ cụ Hà Thị Hy (bà nội của Bác): Mộ bà nội và mộ mẹ của Bác nằm tại xã Nam Giang được ốp bằng đá granite màu nâu sẫm, sân lát đá đen. 

Bỏ túi kinh nghiệm đi du lịch Quê Bác có lưu ý gì quan trọng ?

Nhằm mang đến cho du khách những thông tin review đầy đủ, thì những lưu ý dưới đây được Dulich.Pro.Vn tổng hợp sẽ hữu ích cho bạn trong chuyến về thăm quê Bác trong thời gian tới, lưu ngay bạn nhé. 

+ Không phải các địa điểm tâm linh như đền chùa nhưng khi về quê Bác đặc biệt là vào nhà tưởng niệm và thăm mộ ở Nam Giang bạn nhớ chọn những bộ trang phục kín đáo, lịch sự. 

+ Lưu ý du khách vì đi bộ khá nhiều nên những đôi giày thể thao sẽ làm bạn thoải mái hơn, kem chống nắng, áo khoác, mũ nón cũng sẽ cần thiết trong những ngày nắng nóng. 

+ Kinh nghiệm trong quá trình tham quan hãy lắng nghe hướng dẫn viên tại điểm và những người dân địa phương thuyết minh bạn sẽ hiểu hơn về cuộc đời của Bác lúc nhỏ.

+ Bỏ túi thông tin hữu ích ngoài quê Bác bạn có thể ghé thăm những tọa độ nổi tiếng xứ Nghệ như Cửa Lò, đồi chè Thanh Chương, đồi hoa hướng dương, đảo Lan Châu, Bãi Lữ…

+ Du khách cũng nên biết khi đến Nghệ An không thể bỏ qua các món lươn đặc sản, mọc cua bể, mực trộn tép bưởi, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn…

Khu di tích Kim Liên đã được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt, trở thành niềm tự hào và một phần trong tâm thức người dân xứ Nghệ. Về Nghệ An mà chưa vào đến làng Hoàng Trù, về làng Sen nghe mùi sen nở thì có lẽ người lữ khách vẫn trọn chữ tình với mảnh đất miền Trung đầy nắng gió.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Zalo Dulich.Pro.Vn Messenger Dulich.Pro.Vn 1900633278