Review Kinh Nghiệm, Giá Vé CHÙA TRẤN QUỐC Hà Nội 2024

Người đăng: Tour Hoa Trà
Đang được cập nhật....

Chùa Khai Quốc hay Trấn Quốc cổ tự là cái tên đã ăn sâu vào tiềm thức người dân thủ đô. Chứng kiến bao sự đổi thay thăng trầm của người Hà Thành trên đất Thăng Long kinh kỳ xưa cho đến thủ đô Hà Nội nhộn nhịp phát triển như ngày nay. Được ví như Viên ngọc sáng giữa lòng Hồ Tây, Trấn Quốc là một trong số ít ngôi chùa cò giữ được lối kiến trúc theo nguyên tắc khắt khe của Phật giáo và cũng chính là  trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long xưa. 

Tìm hiểu chùa Trấn Quốc Hà Nội nằm ở đâu ? Giá vé tham quan, kinh nghiệm du lịch có gì ?... tất cả sẽ được Dulich.Pro.Vn bật bí ngay trong phần nội dung chi tiết dưới đây nhé!

Giới thiệu về Chùa Trấn Quốc ở đâu ?

Xưng danh cổ tự vì ngôi chùa đã có hơn 400 năm tuổi đời. Được xây dựng từ năm 541 dưới thời Tiền Lý nằm gần bờ sông Hồng nên khi đê sạt lở vào năm 1615 chùa được di dời vào phía trong đê Yên Phụ. Đến thời vua Lê Hy Tông chùa đổi tên thành chùa Trấn Quốc cho đến ngày nay với ý nghĩa mong muốn đây sẽ là nơi giúp dân xua đi thiên tai, mang lại cuộc sống bình yên cho dân.

{Chùa Trấn Quốc} nằm ở vị trí đắc địa, xung quanh bốn mặt được bao bọc bởi hồ Tây nước xanh biếc, bởi thế mà người ta ví Trấn Quốc như một hòn đảo nhỏ, một mình một vương quốc. Sau lần trùng tu lớn năm vào đầu những năm 1800 ngôi chùa trải rộng trên diện tích hơn 3000m2 gồm vườn tháp, nhà tổ và thượng điện. Theo hệ phái Bắc Tông, bên trong điện thờ các phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Quan Âm Bồ Tát.

Chùa Trấn Quốc giờ mở cửa, địa chỉ, số điện thoại Cập Nhật

Ban quản lý khu di tích chùa Trấn Quốc số điện thoại: 024 7533396 - Dịch vụ đặt vé tour du lịch Chùa Trấn Quốc Online uy tín Giá Rẻ Hotline/Zalo: 0981.851.651.

Địa chỉ chùa Trấn Quốc: Số 46 đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Chùa Trấn Quốc giờ mở cửa đón du khách chiêm bái tham quan, du lịch, trải nghiệm từ 08:00 - 16:00 (Ngày mùng 1, Rằm mở cửa 6:00 - 18:00; Giao thừa tết Nguyên Đán mở cửa cả đêm). Lịch hoạt động di tích chùa Trấn Quốc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến Chủ Nhật.

Giá vé Chùa Trấn Quốc vào cửa, tham quan bao nhiêu tiền ?

Chùa Trấn Quốc không thu vé tham quan đối với người dân thủ đô và cả khách du lịch. Nên bạn có thể vào tự do chiêm bái, vãn cảnh. Phía trước cổng chùa có khu vực gửi xe ngay bên mặt hồ, nếu đi xe đến bạn gửi xe tại đây trước khi vào chùa, vé gửi xe 5.000đ/xe máy/lượt; ô tô 20.000đ - 30.000đ/ô tô/lượt. Nhớ bảo quản vé xe cẩn thận bạn nhé, nếu làm mất bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian để có thể chứng minh chủ xe và lấy được xe về. 

Chỉ dẫn phương tiện di chuyển, đường đi Chùa Trấn Quốc Hà Nội

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 4km về phía Đông, chạy xe bạn chỉ mất khoảng nửa tiếng. Nếu không rõ về đường đi, hãy sử dụng ứng dụng chỉ đường Google Maps, gõ vào ô tìm kiếm từ khóa {Chùa Trấn Quốc} sau đó nhấp lựa chọn phương tiện, rồi nhấn bắt đầu để được điều hướng tuyến đường phù hợp.

Xe buýt cũng là phương tiện được lựa chọn nhiều đặc biệt là với các bạn học sinh sinh viên. Bắt tuyến xe số 33 hay 50 là bạn có thể đi thẳng tới điểm bus ngay cạnh chùa sau đó đi bộ vào. 

Tour du lịch đi Chùa Trấn Quốc Hô Tây vào thời gian mùa nào đẹp ?

Cứ vào ngày rằm và mùng 1 hàng tháng, tăng ni phật tử  và người dân về chùa để hành hương, thưởng ngoạn và khấn Phật. Những ngày này không chỉ đông đúc người dân trong nước mà cả du khách nước ngoài nhất là các nước phương Đông chiêm bái và ngắm cảnh Hồ Tây. Nếu bạn không thích không khí quá đông đúc, muốn tìm một nơi nhẹ nhàng, thanh tịnh thì nên đến vào những ngày thứ trong tuần sẽ tốt hơn nhé. 

Review trải nghiệm, tham quan du lịch Chùa Trấn Quốc có gì ?

Nét kiến trúc cổ và độc đáo của ngôi chùa cũng là điều khiến nhiều du khách say mê, khám phá xứng danh top 16 ngôi chùa đẹp. Kiến trúc ngôi chùa theo nguyên tắc khắt khe đặc trưng của đạo Phật gồm 3 ngôi chính: Tiền đường, nhà thiêu hương và Thượng điện nối với nhau thành hình chữ Công truyền thống (工).

+ Bảo Tháp Lục Độ Đài Sen: Nằm ở vị trí trung tâm chùa, tòa bảo tháp cao 11 tầng, mỗi tầng lại đặt tượng Phật A Di Đà quý giá bằng đá quý trắng. Bên trong bảo tháp thờ Phật A Di Đà làm bằng đá quý cùng với khoảng 66 pho tượng khác. Màu nâu đỏ trầm ấm chủ đạo của tòa tháp cùng với nét kiến trúc cổ mềm mại tạo nên sự hòa hợp với thiên nhiên đất trời và những công trình kế bên. 

+ Nhà Tiền đường: Sau khi tham quan Bảo Tháp, du khách tiếp tục khấn Phật tại nhà Tiền đường, nơi mà phật tử tứ phương về thắp nhang đèn hành lễ. Nhà tiền đường cũng là nơi đặt nhiều pho tượng đẹp, độc đáo, đặc biệt là tượng Phật Thích Ca Nhập Niết Bàn bằng gỗ, sơn son thếp vàng là tượng Phật nằm đẹp nhất Việt Nam.

+ Thượng điện: Nhà thiêu hương và thượng điện nằm trong hai dãy hành lang hai bên nhà tiền đường. Phía sau thượng điện là gác chuông được xây dựng thành căn nhà 3 gian ngói đỏ vảy cá, bên phải của gác chuông là nhà thờ tổ, bên phải là nhà bia. Đến nhà bia du khách có dịp được chiêm ngưỡng 14 tấm bia khắc những bài thơ của các vị trạng nguyên và tiến sĩ nổi tiếng như trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính, tiến sĩ Phạm Quý Thích…

+ Cây Bồ Đề: Cây bồ đề nằm đối xứng với Bảo Tháp, tính đến nay đã hơn 60 năm kể từ ngày Tổng thống Ấn Độ tặng chùa trong một chuyến đến thăm thủ đô Hà Nội. Cây được chiết từ cây đại bồ Đạo Tràng - nơi mà Đức Phật Thích Ca ngồi hành đạo cách đây hơn 25 thế kỷ với ý nghĩa biểu tượng cho trí tuệ của Đức Phật, tấm lòng nhân ái, của người đối với con người.

Bỏ túi kinh nghiệm đi du lịch Chùa Trấn Quốc Hồ Tây có lưu ý gì quan trọng ?

Lưu ngay những lưu ý và tips nhỏ kinh nghiệm, lưu ý hữu ích dưới đây từ Dulich.Pro.Vn nếu bạn đang lên kế hoạch cho chuyến đi về chùa Trấn Quốc cuối tuần này nhé!

+ Trang phục là vấn đề bạn nên lưu tâm khi đến bất cứ ngôi đền chùa nào, gọn gàng, lịch sự, quần áo dài tay, nếu bạn lỡ mặc quần áo hay váy quá ngắn có thể dùng khăn bản to choàng phía ngoài nhé.

+ Mỗi một công trình trong chùa được được thiết kế và chăm chút tỉ mỉ bạn cũng có thể lưu lại những tấm hình kỷ niệm tại đây tuy nhiên trước khi quay phim chụp ảnh bên trong chùa hãy hỏi trước các nhà sư hay tăng ni tránh các khu vực cấm.

+ Trước cổng chùa ven bờ hồ bạn có thể dễ dàng mua được các mâm lễ dâng lên ban thờ tỏ lòng thành cũng như cầu nguyện, đừng tự dâng lễ mà hãy nhờ sự hướng dẫn của các tăng ni đặt đúng lễ, cắm hoa đúng lọ, thắp hương đúng lư hương hay ban thờ.

+ Nếu cho trẻ con đi cùng bạn nhớ để mắt đến các bé, trẻ nhỏ hiếu động thường chạy nhảy và tò mò chạm vào các hiện vật hay các đồ cúng, tượng Phật.

+ Trước khi vào bên trong thắp hương, lễ bái bạn nên nhớ tắt chuông điện thoại, bỏ giày dép phía ngoài để giữ không gian thanh tịnh và tránh làm ảnh hưởng đến người khác.

+ Đi vào chùa nói khẽ cười duyên, phép lịch sự không nô đùa, chạy nhảy hay làm mất trật tự ảnh hưởng đến không gian thanh tịnh trang nghiêm của nhà chùa.

+ Du khách có thói quen nhét tiền vào ban thờ hay tay tượng Phật, khi tham quan, chiêm bái là điều không nên, nếu có lòng công đức cho chùa bạn hãy bỏ vào hòm công đức.

+ Mẹo hay du xuân, chiêm bái, xu hướng du khách đi chùa Trấn Quốc thường sẽ kết hợp đi cùng một số điểm gần đó như: bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, đền Quán Thánh, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long nhé! Vậy nên bạn cũng có thể tìm hiểu đi theo lịch trình được nhiều du khách yêu thích như vậy.

+ Du khách đi chùa Trấn Quốc nên mang theo một chút đồ ăn vặt nhé, chai nước uống để trong quá trình tham quan thấy mệt, thì bổ sung luôn chút năng lượng là gợi ý hợp lý nhé!

Trên đây là những review, kinh nghiệm tham quan du lịch chùa Trấn Quốc Hà Nội, Giữa lòng thủ đô hoa lệ hẳn ai cũng cần một nơi bình yên, không xô bồ, không khói bụi và không cả lo toan thường nhật. Vừa hay chùa Trấn Quốc lại là một góc nhỏ như thế. 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Zalo Dulich.Pro.Vn Messenger Dulich.Pro.Vn 1900633278