Review Kinh Nghiệm Đi ĐỀN TRẦN Nam Định 2024

Người đăng: Tour Hoa Trà
Đang được cập nhật....

Từ xưa việc xin ấn đền Trần mỗi dịp đầu năm đã trở thành một phần trong tâm thức người Việt. Là nơi phát tích và được xem như kinh đô thứ hai của vương triều Trần, mảnh đất Thiên Trường Nam định với ngôi đền Trần linh thiêng giờ đây không chỉ là nơi thờ tự mà còn là điểm du lịch tâm linh không thể bỏ lỡ của bất kỳ du khách nào có dịp về thăm nơi đây. Người lữ khách tới đây trước là vãn cảnh, thắp một nén nhang lên ban thờ tri ân công ơn của các vua cùng quan lại, sau là xin những điều may mắn, tài lộc trong cuộc sống.

Nếu xuân này bạn cũng có dự định xin ấn đền Trần và tham gia vào không khí của mùa lễ hội thì theo dõi ngay review kinh nghiệm chi tiết dưới đây từ Dulich.Pro.Vn nhé!

{hình ảnh đền Trần Nam Định}

Giới thiệu về Đền Trần Nam Định ở đâu ?

Phủ Thiên Trường xưa được chọn là nơi ở của các vị vua nhà Trần và được xem là nơi ở thứ hai của hoàng đế nước Đại Việt sau khi vào Thăng Long, đây cũng chính là tiền thân của đền trần ngày nay. Triều đại nhà Trần gắn liền với 3 cuộc kháng chiến chống quân mang dội cũng từ đó mà có chiến lược “vườn không nhà trống” tại Thăng Long và lui quân về phủ Thiên Trường huy động toàn dân hợp sức chống giặc. Về sau cứ nhằm ngày 14 tháng Giêng vua Trần Thái Tông cho mở tiệc nhằm đãi và phong thưởng cho những người lập công chống giặc. Từ đó mỗi năm đúng vào ngày này lại diễn ra nghi thức “khai ấn Đền Trần”.

{Đền Trần Nam Định} hay Đền Cố Trạch được xây dựng từ rất sớm, vào năm 1695 trên nền Thái miếu cũ nhưng về sau đã bị quân xâm lược nhà Minh (Trung Quốc) phá hủy vào thế kỷ 15. Sau này đền được xây dựng và tôn tạo lại trở thành quần thể đền thờ, thờ 14 vị vua nhà Trần cùng các quan tướng có công phò tá nhà Trần nằm ở thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Đây chính là niềm tự hào của con người Thành Nam, là chứng nhân chứng kiến những thay đổi thăng trầm của một vùng đất, một triều đại và mang trong mình những giá trị lịch sử.

Đền Trần Nam Định địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa Cập Nhật

Ban quản lý di tích lịch sử Đền Trần số điện thoại: 0228.3849224  - Hotline dịch vụ tour du lịch Đền Trần - Chùa Phổ Minh Online Giá Rẻ Hotline/Zalo: 0981.851.651.

Địa chỉ Đền Trần Nam Định: Phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, Việt Nam.

Đền Trần Nam Định giờ mở cửa đón khách tham quan, chiêm bái, tìm hiểu từ 06:30 - 18:00 (không kể các ngày lễ hội, khai ấn hàng năm). Lịch hoạt động đền Trần tất cả các ngày gồm cả ngày nghỉ lễ, tết trong tuần từ thứ 2 đến Chủ Nhật.

Giá vé Đền Trần vào cửa, tham quan bao nhiêu tiền ?

Hiện tại đền Trần không thu vé tham quan, vào cổng. Đền Trần luôn mở cửa với du khách thập phương và tất nhiên khi đến đây tự túc bằng xe cá nhân, bạn chỉ mất chi phí gửi xe ở cổng 10.000đ - 20.000đ. 

Du lịch đền Trần Nam Định 1 ngày chi phí tour bao nhiêu ?

Review kinh nghiệm {du lịch đền Trần Nam Định} tại Dulich.Pro.Vn mùa xuân lễ hội, chúng tôi nhận thấy hiện nay du khách xu hướng thường đi chiêm bái đền Trần có lựa chọn chi phí như sau:

Du lịch đền Trần 1 ngày 460.000 VNĐ/khách. Chi phí du lịch là đã bao gồm đi cùng một số các địa điểm thuận đường: Chùa Phổ Minh, chùa Cổ Lễ ở Nam Định hay chùa Tam Chúc, chùa địa tạng phi lai tự, chùa Bà Đanh ở Hà Nam...với đầy đủ kinh phí cho chuyến đi: xe ô tô đưa đón lịch trình Hà Nội - Đền Trần - Nam Định khứ hồi, suất ăn 01 bữa trưa 150k/khách, vé thắng cảnh tham quan, bảo hiểm, hướng dẫn viên theo tour du lịch đền Trần, nước uống 1 chai/khách trên xe phục vụ...

Chi phí đi du lịch Đền Trần còn tùy thuộc vào số lượng người đi dự kiến, tiêu chuẩn suất ăn trưa và chi phí ở các địa điểm kết hợp đi cùng,...Vậy nên có thể sẽ giao động một chút với mức Dulich.Pro.Vn gợi ý. Nhưng kinh phí là đủ để bạn có thể lựa chọn đăng ký tour trọn gói đi đền Trần theo yêu cầu tại Hotline/Zalo 0963.851.651 hay đi du lịch đền Trần Nam Định tự túc nhé!

Chỉ dẫn phương tiện di chuyển, đường đi Đền Trần Nam Định

{Đi đền Trần Nam Định} Quãng đường từ Hà Nội về đền Trần khoảng 87km nên du khách có thể dễ dàng tự đi xe đến. Dọc theo cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, bạn đi vào đường Phủ Lý tỉnh Hà Nam rồi rẽ tiếp vào đường 21 để đi tới Thái Bình. Từ thành phố Thái Bình bạn đi theo biển chỉ dẫn một đoạn là tới Nam Định. Đến cầu vượt ở đầu thành phố bạn rẽ trái lại theo đường 10 khoảng 2 - 3km là đến.

Thành phố Nam Định chỉ cách đền Trần 4km chính vì thế mà du khách có thể dễ dàng tự đi xe đến hay bắt taxi, xe ôm. Đặc biệt trong những ngày lễ hội diễn ra du khách về đây rất nhiều bạn nên hỏi trước và thống nhất giá với lái xe tránh bị chặt chém nhé.

Từ thành phố Nam Định bạn đi theo hướng đại lộ Thiên Trường, rẽ phải vào đường 10. Đi tiếp khoảng 2,5 km đến ngã tư Tức Mạc bạn rẽ trái vào Trần Tự Khánh, tiếp tục rẽ phải vào Trần Thừa là đến khu di tích Đền Trần

Du khách đi xe cá nhân đến trước khi vào trong bạn nhớ gửi xe tại bãi đỗ xe trước đền nhé. Trước mỗi bãi đỗ xe đều có người trông coi và được dán bảng giá niêm yết.

Tour du lịch đi Đền Trần vào thời gian nào phù hợp ?

Hằng năm đền Trần tổ chức 2 lễ hội lớn là lễ khai ấn Đền Trần vào tháng giêng và vào tháng tám sẽ có diễn ra lễ hội Đền Trần thu hút đông đảo du khách ghé thăm. 

Năm nào cũng vậy không chỉ người dân địa phương hay trong tỉnh mà du khách thập phương về đây cũng rất nhiều chính vì thế mà khó tránh khỏi cảnh đông đúc. Lễ hội khai ấn đầu xuân diễn ra từ 14 - 15 tháng Giêng, từ tối ngày 14 bắt đầu các nghi thức như rước hòm ấn từ cung Cố Trạch sang đền Thiên Trường sau đó làm lễ khai ấn vào giờ Tý,…  Với những vị khách thực sự muốn xin ấn thì nên nghỉ một đêm tại thành phố để ngày mai xuất phát từ sớm. 

Lễ hội Đền Trần Nam Định lại được tổ chức từ ngày 15 - 20 tháng 8 âm lịch. Đầu tiên là các thủ tục rước từ đình và đền xung quanh nhằm dân hương đền Thiên Trường. Phần hội sẽ có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như diễn võ thuật, múa lân, đi cầu kiều, hát văn,…

Review trải nghiệm hội xuân, chiêm bái, tham quan du lịch Đền Trần có gì ?

Để vào đến trước tiên du khách sẽ đi qua hệ thống cổng ngũ môn, trên cổng đề ba chữ Hán “Chính nam môn” và “Trần Miếu”. Sau đó là qua hồ nước hình chữ nhật, phía sau hồ nước là đền Thiền Trường, phía đông đền là đền Cố Trạch, phía tây đền là đền Trùng Hoa. Cả ba ngôi đền đều thiết kế và xây dựng theo kiến trúc, quy mô ngang nhau. Mỗi đền đều có tòa chính tẩm 3 gian, tòa tiền đường và tòa trung đường mỗi tòa 5 gian được nối với nhau bởi kinh đàn (tức thiêu hương) và 2 gian tả hữu. 

+ Đền Thiên Trường: Đền Thiên Trường hay người dân trong vùng còn quen gọi là Đền Thượng tọa lạc ngay vị trí trung tâm. Ngôi đền được xây dựng trên nền Thái Miếu và cung Trùng Quang, lợp mái ngói đỏ, lát nền gạch. Sau nhiều lần tu sửa thì hiện nay đền có tổng cộng 9 tòa,  31 gian bao gồm tiền đường, trung đường, chính tẩm, thiêu hương, 2 dãy tả hữu vu, 2 dãy tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ Đông Tây. Trong đó Tiền đường đặt ban thờ và bài vị của các quan có công lớn phù tá nhà Trần; Trung đường đặt bài vị của 14 hoàng đế nhà Trần; Chính tẩm được chọn là nơi thờ bốn vị thủy tổ họ Trần cùng các phu nhân, hoàng phi; Tòa thiêu hương (hay kinh đàn) đặt các ban thờ và bài vị của các công thần nhà Trần.

+ Đền Cố Trạch: Đền Cố Trạch hay Đền Hạ nằm phía Đông được xây dựng vào năm 1895 với cái tên Cố Trạch  mang ý nghĩa là đền nhà cũ. Khu vực Tiền đường đền Cố Trạch đặt bài vị 3 gia tướng thân tín của Trần Hưng Đạo là Phạm Ngộ, Nguyễn Chế Nghĩa và Phạm Ngũ Lão. Trung đường là nơi thờ Trần Hưng Đạo cùng với 4 người con trai, Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng quân. Chính tẩm thờ cha mẹ, Trần Hưng Đạo và công chúa Thiên Thành vợ ông cùng các con trai, gái, dâu, rể.

+ Đền Trùng Hoa: Đền nằm phía Tây, được xây dựng thời gian sau này vào năm 2000 trên nền đất của cung Trung Hoa khi xưa. Đây cũng là nơi mà hoàng đế sẽ tới thăm viếng các vị thái thượng hoàng. Trong đền có  14 pho tượng đúc bằng Đồng của 14 vị vua triều Trần ở trung đường và tòa chính tẩm, tòa thiêu hương đặt ngai và bài vị thờ hội đồng các quan, gian tả vu thờ các quan văn và ngược lại gian hữu vu thờ các quan võ.

Bỏ túi kinh nghiệm đi du lịch Đền Trần có lưu ý gì quan trọng ?

Cần lưu ý gì ? khi đến nơi linh thiêng như đền Trần, Dulich.Pro.Vn sẽ chia sẻ với bạn ngay những kinh nghiệm bỏ túi dưới đây nhé!

+ Chuẩn bị đồ du xuân quần áo, trang phục lịch sự gọn gàng tốt nhất là nên dài tay kín đáo, tránh mặc những bộ đồ quá ngắn phản cảm đến những nơi tâm linh.

+ Lưu ý du khách ngày lễ hội có khi tới cả nghìn người, khó tránh khỏi đông đúc và va chạm, bạn chú ý không mang nhiều trang sức quý giá trên người, cất tiền điện thoại cẩn thận phòng khi rơi mất hay bị trộm cắp.

+ Mẹo hay du lịch có ý thức giữ gìn không gian trong lành, thanh tịnh của đền, không nói cười quá to, vứt rác đúng nơi quy định.

+ Như một hình thức hái lộc nhiều người có thói quen hái hoa hay ngắt ngọn cây mang về nhưng đây là hành động không nên, cả vàng mã cũng không được khuyến khích tại đền.

+ Đền có nhiều lư hương và gian thờ tuy nhiên để thắp hương và dâng lễ bạn nên hỏi ý kiến và dâng theo sự chỉ dẫn của những người phụ trách trong đền.

Tiếng thiêng đền Trần vang xa không chỉ trong vùng mà nhiều người không ngại đường xa về đây dâng một nén nhang, xin ấn đầu năm. Xuân này hành hương về đất linh bạn có thể ghé thăm ngôi đền cổ kính này, cảm nhận không gian uy nghiêm thanh tịnh nơi cửa đền và cầu sức khỏe, tài lộc cho bản thân, gia đình.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Zalo Dulich.Pro.Vn Messenger Dulich.Pro.Vn 1900633278