Nằm trong trục tâm linh Hà Nội - Hà Nam - Ninh Bình, chùa Bà Đanh đang là cái tên được lữ khách phương xa chắc nhiều mỗi dịp ghé thăm Hà Nam. Không như chùa Tam Chúc đồ sộ, bề thế, cũng chưa được đầu tư xây dựng như Địa Tạng nhưng chùa Bà Đanh vẫn có sức hút đến kì lạ. Vì sự tò mò về câu nói dân gian xưa, vì chiêm bái mong cầu hay đơn giản là muốn tìm cho mình một nét xưa cổ kính yên bình?
Vậy đi chùa Bà Đanh cần chuẩn bị gì khi về ngôi chùa này lễ, du xuân, cùng Dulich.Pro.Vn mục sở thị qua phần review, kinh nghiệm cập Nhật mới nhé!
Giới thiệu về chùa Bà Đanh Hà Nam ở đâu ?
{Chùa Bà Đanh} hay bảo Sơn Tự nằm ở Kim Bảng, Hà Nam. Với lịch sử hơn 300 năm chứng kiến sự đổi thay của con người và mảnh đất Hà Nam. Hẳn không mấy ai còn xa lạ với câu cửa miệng dân gian “Vắng như chùa Bà Đanh”, và sự thật là ngôi chùa này cũng vắng vẻ, heo hút y như lời đồn, tuy nhiên qua quá trình được tôn tạo lại chùa ngày càng thu hút nhiều du khách ghé thăm hơn.
Chùa Bà Đanh là một trong số ít những ngôi chùa có sự kết hợp hài hòa về mọi mặt. Tọa lạc trên diện tích 10ha với gần 40 gia nhà gạch ngói, bao phủ bởi một màu xanh của cỏ cây và màu xanh vắt của nước sông Đáy chảy trước mặt. Một cảnh sơn thủy hữu tình của làng quê đồng bằng Bắc Bộ yên bình tĩnh lặng nhưng lại không có vẻ gì là u buồn, đau thương. Giống như hầu hết các ngôi chùa khác chùa Bà Đanh cũng thờ đầy đủ các vị Thần Phật như Thích Ca, Bồ Tát, bên cạnh đó chù cũng rất hài hòa cân đối giữa các khu thờ các vị thần trong Đạo giáo và thờ tứ Pháp, Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện và Pháp Lôi.
Chùa Bà Đanh địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa Cập Nhật
Ban quản lý chùa Bà Đanh số điện thoại: 0226.3.820033 - Dịch vụ tư vấn thêm về tour du lịch đi Chùa Bà Đanh mùa du xuân, lễ hội Hotline/Zalo: 0981.851.651.
Địa chỉ chùa Bà Đanh Hà Nam: thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Việt Nam.
Chùa Bà Đanh giờ mở cửa đón du khách tham quan, tìm hiểu, du xuân, làm lễ từ 06:00 -18:00. Lịch hoạt động ở chùa các ngày trong tuần gồm cả các ngày nghỉ lễ, tết từ thứ 2 đến Chủ Nhật.
Giá vé Chùa Bà Đanh tham quan, vào cửa bao nhiêu tiền ?
Vào chùa tham quan bạn sẽ mua vé ngay tại cổng chùa, giá vé 10.000đ/người, riêng trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí.
Đường vào cổng chùa có một cây cầu nếu đi xe đến bạn hãy gửi xe ở phía ngoài sau đó đi bộ vào hoặc nếu bạn đi đoàn đông có cả trẻ nhỏ và người lớn tuổi có thể gọi xe điện cho tiện hơn nhé.
Chỉ dẫn phương tiện di chuyển, đường đi Chùa Bà Đanh Hà Nam
Cách trung tâm thành phố Hà Nội chừng 60km, ô tô gia đình và xe máy là những phương tiện thường được du khách ưu tiên. Xuất phát từ trung tâm thành phố bạn chạy dọc theo theo QL1 tới thẳng thành phố Phủ Lý, sau đó rẽ phải qua cầu Hồng Phú, từ đây bạn chạy thêm khoảng 10km theo QL21, qua cầu treo Cấm Sơn là tới chùa.
Đường rất dễ đi không phải rẽ nhiều nên bạn và gia đình hoàn toàn có thể lái xe thẳng đến chùa, trong quá trình đi nếu không biết đường bạn hãy đi theo sự chỉ dẫn của Google Maps nhé.
Tìm hiểu tour du lịch đi Chùa Bà Đanh vào thời gian nào phù hợp ?
Tết đến xuân về là thời điểm người người nhà nhà đi vãn cảnh chùa, đây cũng là lúc mà chùa bà Đanh bớt đi vẻ thanh vắng, u tịch. Nhất là vào tháng 2 âm lịch hàng năm tại chùa tổ chức các lễ hội nhằm cảm tạ ân đức của các vị thần phù trợ cho việc sản xuất nông nghiệp tươi tốt, bớt thiên tai và cuộc sống đủ đầy cho người dân địa phương.
Tùy vào thời tiết từng năm mà thời gian diễn ra lễ hội có thể được thay đổi và thường lễ hội sẽ diễn ra trong ba ngày từ mùng 9-11 hoặc 15-17, nếu bạn đến đúng vào thời điểm này đừng bỏ qua .những nghi lễ hay không khí vui nhộn trong những trò chơi dân gian.
Review thuyết minh, tìm hiểu truyền thuyết, sự tích về chùa Bà Đanh
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp linh thiêng, thanh tịnh: Nằm trên một ốc đảo tách biệt bên dòng sông Đáy, nối liền với bên ngoài thông qua cây cầu Cấm Sơn, chùa Bà Danh mang một nét đẹp cổ kính rêu phong theo suốt dòng chảy của lịch sử. Mỗi một khu vực, tiểu cảnh trong khuôn viên chùa đều được chăm chút tỉ mẩn.
Đầu tiên là cánh cổng tam quan luôn được đóng chặt cửa xung quanh là vườn hoa nhài, hoa mã đơn tạo thành hàng rào, đứng trước cổng chùa du khách đã có thể cảm hạn được rõ không khí trong lành mát mẻ và một mùi hương thơm thoang thoảng nhẹ qua đầu mũi. Men theo lối đi nhỏ bên phải cổng chùa có con đường dẫn vào các khu thờ và sân phía trước, nền sân lát gạch đỏ đã nhuốm thêm màu rêu phong, trên sân có đặt lư hương cùng với những loài cây hoa quen thuộc trong các đình chùa như vạn tuế, sung. Đi vào trong du khách sẽ đến với các khu nhà thờ Pháp Vũ chính giữa, nhà thờ Tổ nằm bên trái và nhà thờ Mẫu bên phải.
Sự tò mò và những câu chuyện sự tích, truyền thuyết linh thiêng: Xung quanh tên gọi Bà Đanh dân gian đồn đoán và truyền tai nhau về những câu chuyện truyền thuyết bí ẩn. Nằm gần như tách biệt với bên ngoài trước đây một phần do địa thế hiểm trở nên dù là người dân địa phương cũng ít ghé qua. Người ta kể lại rằng chùa Bà Đanh rất linh thiêng, người nào đi qua mà có lời bất kính khiếm nhã ắt phải chịu nhiều tai họa nặng nề cũng do đó mà người đến ít dần đi vì sợ bị trừng phạt.
Bỏ túi kinh nghiệm đi Chùa Bà Đanh Hà Nam có lưu ý gì quan trọng ?
Kinh nghiệm đi Chùa Bà Đanh tại Dulich.Pro.Vn sẽ gửi đến bạn một số lưu ý hay khi tới chùa Bà Đanh cũng như phần lớn các ngôi chùa khác khi bạn có dịp ghé thăm vào mỗi dịp xuân sang, lễ hội.
+ Kinh nghiệm đi chùa không cần quá cầu kỳ bạn chỉ cần chọn cho mình một bộ trang phục gọn gàng, lịch sự, không nên mặc áo váy quá ngắn vào cửa chùa, nếu chẳng may quên bạn có thể dùng khăn to hoặc áo khoác bên ngoài.
+ Trên đường vào chùa có nhiều cửa hàng bạn có thể ghé mua hoa quả, bánh kẹo sắp mâm lễ, thắp một nén nhang thơm tỏ lòng thành kính cầu mong cho gia đình hạnh phúc bình an, công việc suôn sẻ thuận lợi.
+ Nhiều người thường có thói quen bỏ tiền lẻ lên bàn thờ, lên tượng thờ, đó là điều hoàn toàn không nên thay vào đó bạn có thể quyên góp tại hòm công đức góp phần tu sửa và tôn tạo cho ngôi chùa.
+ Lưu ý với du khách khi vào cửa chùa đi nhẹ nói khẽ cười duyên, tắt chuông điện thoại khi làm lễ tại các ban để không làm ảnh hưởng đến không gian thanh tịnh, bỏ rác đúng nơi quy định giữ gìn vệ sinh chung khi sắp lễ, chuẩn bị đồ cúng lễ.
+ Vào bên không các gian thờ thắp hương bạn nên bỏ giày dép phía ngoài, hãy chú ý để mắt khi bạn dẫn theo các bé nhỏ nhà mình đi cùng vì các con thường hiếu động chạy nhảy hay nghịch ngợm đồ lễ, tượng phật.
Ngày càng nhiều người biết đến chùa Bà Đanh có thể không còn sự vắng vẻ, hiu quạnh như xưa. Thế nhưng không gian yên tĩnh, cổ kính thì vẫn thế, vẫn là chốn linh thiêng cho mỗi lữ khách phương xa có dịp ghé về. Vfa nếu có dịp ghé thăm một phần mảnh đất Hà Nam Ninh xưa bạn đừng quên dừng chân vãn cảnh chùa, cho mình một khoảng lặng giữa dòng cuộc sống vội vàng ngoài kia.