Review Kinh Nghiệm Đi CHÙA KEO Thái Bình 2024

Người đăng: Tour Hoa Trà
Đang được cập nhật....

Bạn có từng nghe về Keo trên, Keo dưới, đó chính là là hai ngôi chùa cùng tên nức tiếng gần xa tại Thái Bình và Nam Định. Tọa lạc bên dòng sông Hồng đầy ắp phù sa chùa Keo là một trong 10 công trình kiến trúc cổ tiêu biểu bậc nhất của Việt Nam. Du khách thập phương tới chùa trước là vãn cảnh, sinh hoạt tâm linh và chiêm bái. Chùa Keo được xếp  hạng di tích quốc gia đặc biệt năm 2012, nơi lưu giữ nhiều giá trị nghệ thuật kiến trúc, văn hóa độc đáo.

Có gì tại ngôi chùa cổ kính này mà lại nổi tiếng đến vậy, hãy cùng Dulich.Pro.Vn khám phá review kinh nghiệm du lịch Chùa Keo ngay nhé!

Giới thiệu về Chùa Keo Thái Bình ở đâu ?

Chùa Keo tên chữ là Thiền Quang Tự tọa lạc trên diện tích khoảng 58.000m²  nằm ở huyện Vũ Thư, Thái Bình. Với 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”. Gần 400 năm tồn tại, những dấu ấn thời gian còn in hằn lên màu rêu phong xưa cũ, cả những lần trùng tu tôn tạo chùa Keo vẫn giữ nguyên kiến trúc độc đáo trở thành một trong những ngôi chùa cổ đẹp nhất Việt Nam.

Tương truyền dân gian kể lại rằng, dưới thời vua Lý Thánh Tông, chùa Keo được xây dựng từ thế kỷ 17 ở ven sông Hồng bởi Thiền sư Dương Không Lộ dưới thời vua Lý Thánh Tông. Sau này khi ông qua đời đã được thờ tự trong chùa. Theo thời gian dòng chảy của sông Hồng làm xói mòn dần nền chùa, sau đó một trận lũ lớn đã cuốn trôi cả làng mạc lẫn ngôi chùa. Dân làng Keo phải bỏ quê xa xứ, một phần tới đông nam hữu ngạn sông Hồng lập nên chùa Keo - Hành Thiện, Nam Định,  một phần vượt sông định cư phía đông bắc tả ngạn sông Hồng lập nên chùa Keo, Thái Bình. 

Chùa Keo địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa Cập Nhật

Ban quản lý chùa Cổ Lễ số điện thoại: 0227.3826.227 - Dịch vụ tour du lịch Chùa Keo Online Giá Rẻ Hotline/Zalo: 0981.851.651.

Địa chỉ chùa Keo Thái Bình: xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

Chùa Keo giờ mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu, chiêm bái từ 06:30 - 18:30. Lịch hoạt động của nhà chùa tất cả các ngày từ thứ 2 đến Chủ Nhật.

Giá vé Chùa Keo vào cửa, tham quan bao nhiêu tiền ?

Hiện tại chùa Keo không thu vé tham quan, vào cổng. Nếu là du khách thường đi lễ nơi cửa đền chùa hẳn bạn sẽ nhận ra phần đa những chốn tâm linh đều không thu vé hay bất cứ chi phí gì. Nếu muốn dâng lễ lên ban thờ bạn có thể mua hoa quả đến sắp lễ hoặc mua một mâm lễ đầy đủ tại các gian hàng trên đường vào chùa vì trong chùa không có mua bán. 

Du lịch chùa Keo Thái Bình 1 ngày chi phí tour bao nhiêu ?

Review kinh nghiệm du lịch chùa Keo tại Dulich.Pro.Vn tìm hiểu, chúng tôi thấy xu hướng hiện nay du khách thường đi lễ hội, du xuân, du lịch, chiêm bái tổ đình chùa Keo có lựa chọn chi phí như sau:

Du lịch chùa Keo 1 ngày 460.000 VNĐ/khách. Chi phí du lịch đã bao gồm đi cùng một số địa điểm du lịch, di tích thuận đường đi như: Chùa Cổ Lễ, Chùa Phổ Minh ở Nam Định hay chùa Tam Chúc, chùa Địa Tạng Phi Lai, chùa Bà Đanh...ở Hà Nam với các dịch vụ phục vụ: xe ô tô khứ hồi đưa đón theo lịch trình Hà Nội - Chùa Keo - Thái Bình, suất ăn 01 bữa trưa 150k/khách, phí tham quan thắng cảnh, bảo hiểm du lịch, hướng dẫn viên theo tour chùa Keo, nước uống phục vụ trên xe 1 chai/khách.

Chi phí đi chùa Keo cao hay thấp còn phụ thuộc vào số lượng người đi, tiêu chuẩn ăn trưa, cùng địa điểm kết hợp,...Nên chi phí du lịch sẽ giao động so với Dulich.Pro.Vn đề xuất. Nhưng kinh phí ở trên là đủ để du khách có thể lựa chọn đăng ký tour trọn gói đi chùa Keo theo yêu cầu tại Hotline/Zalo: 0963.851.651 hay đi du lịch chùa Keo Thái Bình tự túc nhé!

Tour du lịch đi Chùa Keo Thái Bình vào thời gian nào phù hợp ?

Lễ hội chùa Keo đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và trở thành một ngày hội lớn của người dân trong vùng. 

Lễ hội xuân tổ đình chùa Keo diễn ra vào ngày 4 tháng Giêng. Ngoài các nghi lễ hội còn thi bơi trải trên sông và các nghi thức bơi trải cạn chầu Thánh, mùa ếch vồ…có nhiều trò chơi dân gian thú vị như kéo co, thổi lửa nấu cơm, bắt vịt, ném phao…

Hội thu được tổ chức từ ngày 13 - 15 tháng 9 âm lịch mang dấu ấn lịch sử, tái hiện lại cuộc đời Quốc sư Dương Không Lộ.

Chỉ dẫn phương tiện di chuyển, đường đi Chùa Keo Thái Bình

Chùa Keo cách thành phố Hà Nội khoảng 110km theo đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, cung đường khá thuận tiện nên phần đa du khách sẽ tự lái xe máy, ô tô di chuyển hay thuê xe du lịch.

Đường đi xuất phát từ Hà Nội bạn nhập vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, đi khoảng 32km chuyển hướng vào cao tốc Cầu Giẽ  - Ninh Bình –> Nút giao thông Đại Xuyên –> Nút giao thông Liêm Tuyền –> Rẽ trái vào đường Hà Huy Tập –> Trạm thu phí  BOT Mỹ Lộc –> Đại lộ Thiên Trường –> Cầu vượt Nam Định –>  QL10/QL38B  –> Cầu Tân Đệ -> đường Hùng Vương –> Đi khoảng 100m, rẽ phải vào TL463/TL220B –> Đi tiếp 1,5 km là đến chùa keo.

Nếu đang ở thành phố Thái Bình bạn đi theo đường Trần Hưng Đạo, rẽ trái vào Kỳ Đồng tới đường Quang Trung. Từ đây bạn đi xuống đường Doãn Khuê chạy khoảng 15km là đến làng Keo, đi thêm 500m nữa là bạn tới chùa.

Review trải nghiệm chiêm bái, tham quan du lịch Chùa Keo có gì ?

Toàn bộ ngôi chùa được làm bằng gỗ lim dùng mộng gỗ ghép lại với nhau, dẫu vậy qua mấy trăm năm kiến trúc gỗ vẫn rất chắc chắn. Các cột, kèo đều được chạm khắc tinh xảo bởi bàn tay những người nghệ nhân thời Hậu Lê. 

+ Tam quan ngoại: Từ cổng đi vào Tam quan được  trồng cây xanh 2 bên, những du khách phương xa hành hương đến hương chọn đây làm nơi nghỉ trưa.  Nổi bật nhất là cột cờ được làm bằng gỗ cao tới 25m cũng chính là điểm đầu tạo nên đường Thần Đạo kiến trúc đặc sắc của chùa.

+ Tam quan nội: Đi qua Tam quan nội, du khách sẽ vào tới nơi thờ phụng các vị thần, dâng lễ, cầu khấn. Tam quan nội có vẻ đẹp bình dị, hai bên tam quan có hai cửa ngách xây bằng gạch. Đây cũng chính là cánh cửa đẹp nhất trong số các cánh cửa kiến trúc cổ Việt Nam.

+ Tháp chuông ở chùa Keo Thái Bình: Sau khi tham quan hết các nhà thờ điện, đừng nên bỏ qua tòa gác chuông. Nơi đây là điểm cuối trong toàn thể cấu trúc đường Thần Đạo của chùa.

+ Toàn bộ khung gác của chuông đều được làm bằng gỗ ghép lại: Tòa tháp chuông được chia thành các tầng, tầng đầu tiên treo khánh đá, tầng thứ 2 treo một chiếc chuông lớn đúc hoàn toàn bằng đồng, trên tầng 3 và tầng thượng treo 2 chiếc chuông đồng nhỏ.

+ Chùa thờ Phật: Chùa thờ Phật gồm ba ngôi nhà nối vào nhau.Chùa Hộ ở ngoài, ngôi nhà ở giữa là ống Muống và trong cùng là Phật điện. Khu thờ Phật của Chùa có gần 100 pho tượng trong đó phải kể đến những bức tượng nổi tiếng như Thích Ca nhập Niết bàn, tượng Bồ Tát Quan Âm Chuẩn Đề đặt giữa tượng Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát. 

+ Khu thờ thánh Không Lộ - Lý Quốc Sư: Nằm ngay phía sau khu thờ Phật, gồm 4 tòa: Giá Roi, Thiêu Hương, Phục Quốc và Thượng Điện. Đền Thánh lớn hơn chùa Phật 7 gian, toà Thượng Điện hiện còn đang đặt pho tượng thiền sư Không Lộ bằng gỗ trầm hương đặt trong cung cấm có tuổi đời gần nghìn năm. Phía ngoài có một giếng nước từng dùng giã gạo nuôi thợ xây chùa.

+ Gác chuông: Đây là công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thời hậu Lê. Tọa lạc trên một nền gạch vuông vức, cao hơn 11m với 3 tầng má là những con sơn chồng lên nhau. Tầng một treo khánh đá, tầng hai treo một quả chuông đồng đúc từ năm 1686, trên tầng ba có hai quả chuông nhỏ.

+ Nơi lưu giữ di vật chùa: Ngoài rất nhiều pho tượng, chùa Keo hiện còn lưu gần 200 di vật, cổ vật gắn với lịch sử hình thành và phát triển của chùa , được tạo tác từ nhiều loại chất liệu. Tiêu biểu nhất phải kể đến 2 Bảo vật quốc gia là Hai cánh cửa chạm rồng và Hương án.

Bỏ túi kinh nghiệm đi du lịch Chùa Keo Thái Bình có lưu ý gì quan trọng ?

Dưới đây là một vài điều về kinh nghiệm du lịch cần lưu ý bỏ túi khi đi chùa Keo, cũng như những địa điểm tâm linh khác mà Dulich.Pro.Vn muốn gửi tới bạn trong chuyến đi du xuân, du lịch mùa lễ hội:

+ Bạn cũng lưu ý khi tới chùa chỉ những ngày lễ hội chùa mới mở của chuông cho khách tham quan còn ngày thường sẽ đóng.

+ Như phần đa các địa chỉ tâm linh, khi vào chùa bạn nên ăn mặc lịch sự, kín đáo, không mặc đồ quá ngắn hay nói năng bậy bạ, làm mất uy nghiêm nơi cửa chùa.

+ Mẹo hay du xuân vì là chùa nên khi dâng lễ lên ban thờ bạn nên dâng đồ chay tránh dùng các đồ mặn như thịt, trứng.

+ Kinh nghiệm trong quá trừng thắp nhang và dâng lễ bạn nên hỏi ý kiến và nghe theo sự chỉ dẫn của các sư và tăng ni trong chùa.

+ Sau khi qua tam quan bạn nên hành lễ theo thứ tự từ gian bên trái, gian giữa cuối cùng là gian phải, đúng một vòng chùa. Thứ tự này theo chiều kim đồng hồ tượng trưng cho đạo lý thuận lẽ tự nhiên trong Phật Giáo.

Với những bề dày lịch sử và những giá trị về kiến trúc, mỹ thuật truyền thống độc đáo, chùa Keo đã được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2017. Theo thời gian ngôi cổ tự cũng đã chứng kiến biết bao thăng trầm và thay đổi của một vùng đất, trở thành một phần trong tâm thức con người Duy Nhất, Vũ Thư.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Zalo Dulich.Pro.Vn Messenger Dulich.Pro.Vn 1900633278