Trải dài từ cao nguyên đá Đồng Văn qua đồng bằng bên sống cho đến những vùng chiêm trũng dải đất Việt Nam. Đổi thay qua bao năm tháng nhưng văn hóa truyền thống là điều vẫn vẹn nguyên. 54 dân tộc, 54 màu sắc khác nhau cùng chung sống, giữ gìn những tinh hoa, nếp sống cha ông truyền lại qua ngàn đời. Hiện hữu qua từng nếp nhà, từng chi tiết thổ cẩm trên bộ trang phục truyền thống, hay những lễ hội tâm linh độc đáo tất cả đều được khắc họa và tái hiện một cách chân thực và sinh động tại bảo tàng dân tộc Việt Nam.
Chẳng cần tìm kiếm đâu xa ngay trên con phố Nguyễn Văn Huyên đông đúc tấp nập, nổi lên một không gian yên tĩnh, trong lành đến lạ, nơi những người con yêu văn hóa lịch sử tìm đến để ngẫm nghĩ và đào sâu hơn những bí ẩn còn chưa được khám phá. Cùng Dulich.Pro.Vn bỏ túi đôi chút review kinh nghiệm du lịch, giá vé ghé thăm Bảo tàng dân tộc học Việt Nam - Chữ S thu nhỏ giữa lòng Hà Nội.
Giới thiệu về Bảo tàng dân tộc học Việt Nam ở đâu ?
{Bảo tàng dân tộc học Việt Nam} là một phần trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bảo tàng dân dân tộc học Việt Nam nằm ở đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bảo tàng dân tộc là nơi sưu tầm, phục chế, lưu giữ những hiện vật và tài liệu về 54 dân tộc sinh sống trên dải đất hình chữ S.
Cuối năm 1995 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Bảo tàng và sau hơn 27 năm ba khu trưng bày được hoàn thiện và trở thành điểm đến không thế thiếu của mỗi du khách khi có dịp ghé thăm thủ đô. Tòa Trống Đồng: giới thiệu văn hóa 54 dân tộc ở Việt Nam; Vườn kiến trúc: giới thiệu 10 công trình kiến trúc dân gian của các dân tộc ở Việt Nam; Tòa Cánh Diều: giới thiệu văn hóa Đông Nam Á và trên thế giới.
Bảo tàng được thiết kế bởi hai kiến trúc sư Việt Hà Đức Linh và nữ kiến trúc sư người Pháp thiết kế nội thất chính vì vậy mà ngoài sự sang trọng, thanh lịch của phương Tây bảo tàng dân tộc học còn mang đậm phong cách phương Đông, từng hơi thở lại toát lên vẻ mộc mạc, mềm mại và màu sắc riêng cho từng dân tộc.
Bảo tàng dân tộc học giờ mở cửa, địa chỉ, số điện thoại Cập Nhật
Ban quản lý bảo tàng dân tộc học số điện thoại: 0243.756.2193 - Số hotline dịch vụ tư vấn thêm thông tin online nhanh 24/7: 1900.633.278.
Địa chỉ bảo tàng dân tộc học: Đường Nguyễn Văn Huyên, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Trang web của bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: http://www.vme.org.vn/
Bảo tàng Dân tộc học mở cửa đón du khách tham quan, tìm hiểu từ 08:30 - 17:30. Lịch hoạt động bảo tàng các ngày trong tuần từ thứ 3 đến Chủ Nhật, đóng cửa các ngày lễ tết nguyên đán âm lịch.
Giá vé bảo tàng dân tộc học Việt Nam vào cửa, tham quan bao nhiêu ?
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam giá vé: Người lớn: 40.000 đồng/vé/lượt; sinh viên: 20.000 đồng/vé/lượt; học sinh: 10.000 đồng/vé/lượt; trẻ em dưới 6 tuổi và người khuyết tật nặng đặc biệt: Miễn phí vé.
Giá vé cho đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa (Người cao tuổi; Người khuyết tật nặng...); Người dân tộc thiểu số: Giảm 50% vé tham quan, vào cửa.
Ngoài vé tham quan, chi phí thuê hướng dẫn viên tại bảo tàng dân tộc học thuyết minh: 50.000 - 100.000đ tùy thuộc vào khu vực và đối tượng khách.
Chỉ dẫn phương tiện, đường đi bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Cách trung tâm thành phố khoảng 8km, bảo tàng dân tộc học nằm ngay trên trục đường lớn Nguyễn Văn Huyên. Rất dễ dàng bạn có thể dùng sự hỗ trợ của ứng dụng chỉ đường Google Maps để lái xe đến bảo tàng, ô tô gia đình, taxi hay xe máy là những phương tiện thường được ưu tiên lựa chọn.
Tour tham quan bảo tàng dân tộc học Việt Nam vào thời gian nào phù hợp
Hầu hết khu trưng bày và phần chính của bảo tàng đều nằm trong nhà nên sẽ không có ảnh hưởng gì nếu bạn đi vào những ngày thời tiết xấu. Tuy nhiên nếu du khách muốn đi tour tham quan khám phá hết bảo tàng, những nhà sàn, nhà rông bên ngoài thì bạn nên chọn những ngày nắng ráo, mát mẻ vì đường chủ yếu là đường đất.
Những ngày cuối tuần hay ngày lễ bảo tàng thường có các hoạt động chào mừng sẽ rất nhộn nhịp và đông vui bạn đừng quên ghé vào những thời điểm này nhé.
Review tìm hiểu, tham quan du lịch bảo tàng dân tộc học Việt Nam có gì ?
Không chỉ khách từ mọi miền đất nước, du khách nước ngoài mà ngay với cả những người con thủ đô dù đã quá thân thuộc nhưng vẫn cứ ghé bảo tàng thường xuyên. Nơi đây có gì mà lại thu hút đến thế.
Giữa Hà Nội thủ đô phát triển hiện đại và đầy hối hả ai cũng cần có cho mình một chốn thanh bình, không khói bụi, còi xe. Bước qua cánh cổng bảo tàng là một không gian hoàn toàn khác, cây xanh bảo phủ, không khí trong lành, chỉ có những tiếng bước chân nhẹ nhàng, tiếng trò chuyện, tiếng thuyết minh, những câu chuyện thú vị về các hiện vật.
Trước tiên hãy đi thẳng và ghé thăm khu trưng bày trong nhà được sắp xếp theo khu vực các nhóm dân tộc, tận mắt ngắm nhìn những bộ trang phục truyền thống cầu kỳ được bảo bảo cần thận trong tủ kính, cho đến những vật dụng đời thường trong bữa cơm như bát, đũa, nồi, niêu, hay công cụ gắn liền với đời sống nông nghiệp,...
Với tổng hơn 15.000 hiện vật, 42.000 thước phim cùng với đội ngũ thuyết minh viên chuyên nghiệp, am hiểu sẽ đưa bạn đến với thế với văn hóa đầy màu sắc, chân thực và sống động đến từng chi tiết. Đi tiếp đến khu vực ngoài trời rộng hơn 2ha với 10 công trình dân gian. Từ nhà rông Tây Nguyên cho đến những ngôi nhà sàn, nhà đất đều được tái hiện với kích thước thật.
Choáng ngợp trước khu nhà hình cánh diều rộng khoảng 500ha. Tại đây bạn sẽ được đi du lịch một vòng quanh các nước Đông Nam Á, cùng tìm hiểu và khám phá xem cuộc sống và văn hóa các nước bạn có gì giống và đặc biệt hơn so với chúng ta.
Mang đậm nét văn hóa đồng bằng Bắc Bộ, du khách sẽ được mãn nhãn với màn múa rối nước, những câu hát quan họ giao duyên từ các liền anh liền chị hãy hòa mình vào những trò chơi dân gian như nhảy sạp, đánh đu, đi cầu kiều…
Kinh nghiệm đi bảo tàng dân tộc học Việt Nam có lưu ý gì quan trọng ?
Không quá xa cho một lần ghé thăm bảo tàng, xem ngay những kinh nghiệm tham quan, lưu ý quan trọng được Dulich.Pro.Vn tổng hợp dưới đây nếu bạn đã có dự định cho cuối tuần này nhé.
+ Bảo tàng không quá khắt khe trong vấn đề trang phục tuy nhiên bạn nên lựa chọn một bộ đồ lịch sự, thoải mái cùng giày thể thao, giày bệt hay sandal sẽ giúp bạn tránh đau chân và di chuyển thoải mái hơn.
+ Lưu ý hãy là vị khách văn minh, bỏ rác đúng nơi quy định, không giẫm lên cây cỏ hay chạm di chuyển các hiện vật.
+ Kinh nghiệm thường vào những ngày cuối tuần đông khách sẽ khá ồn bạn chú ý đi nhẹ nhàng, giữ trật tự tránh làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.
+ Cẩn thận trong vấn đề dùng lửa như hút thuốc, khu trưng bày là khu vực khép kín, bên ngoài các nhà sàn, nhà rông đa số được làm bằng tranh, gỗ rất dễ bắt cháy.
+ Mẹo hay du lịch không thể thiếu trong túi đồ là máy ảnh, điện thoại đầy pin, sạc dự phòng và một người bạn chụp ảnh có tâm, bạn cũng có thể chuẩn bị trước cho mình bộ váy dân tộc truyền thống hóa thân thành cô gái Mông, Dao và mang về những tấm hình check in sống ảo thần sầu.
+ Đừng lo lắng nếu bạn không am hiểu nhiều về các hiện vật được trưng bày vì bạn có thể dễ dàng thuê thuyết minh viên đi cùng, các bạn ấy rất thân thiện và sẵn lòng giới thiệu tỉ mỉ về bất cứ khu vực nào mà bạn di qua.
+ Vòng tay, vòng cổ, túi thổ cẩm bạn… có thể dừng ghé mua tại quầy lưu niệm trước khi ra về sẽ là món quà ý nghĩa cho người thân bạn bè.
Đâu phải ai cũng đủ thời gian và điều kiện để thăm thú và tìm hiểu hết bản sắc văn hóa 54 dân tộc trải dài trên mảnh đất hình chữ S. Bảo tàng dân tộc học chính là địa điểm lý tưởng, một bức tranh văn hóa muôn màu thu nhỏ về giữa lòng thủ đô dành cho những ai yêu thích phong tục, tín ngưỡng và đời sống bình dị của bà con vùng cao. Chần chờ gì mà không cùng Dulich.Pro.Vn ghé ngay Nguyễn Văn Huyên tìm cho mình một chốn bình yên giữa lòng thủ đô nhộn nhịp.
(Góc ảnh trưng bày nhà của người Hà Nhì)