Dành cho những tín đồ check in sống ảo Ninh Bình nhưng lại không muốn “đụng hàng” với Tràng An, Tam Cốc, Bái Đính hay hang Múa thì hãy tìm kiếm ngay nhà thờ đá Phát Diệm nhé. Từng một thời là Kinh đô công giáo của Việt Nam nên kiến trúc và và nghệ thuật đều được chăm chút tỉ mỉ mang đến cho du khách một background sống ảo đẹp, độc, lạ. Và càng đặc biệt hơn khi một quần thể Công giáo nhưng được mô phỏng theo kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam.
Nếu bạn cũng tò mò về địa chỉ này, có gì đẹp và khác biệt so với các nhà thờ lớn Hà Nội, nhà thờ Giám mục Bùi Chu hay nhà thờ Đức Bà,... cùng Dulich.Pro.Vn review đôi chút kinh nghiệm khám phá ngay nhé!
Giới thiệu về nhà thờ đá Phát Diệm ở đâu ?
Nhà thờ đá Phát Diệm nằm tại vị trí đắc địa của thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn. Xây dựng vào năm 1875 và phải mất đến 30 năm để hoàn thành, tính đến nay công trình này cũng đã có tuổi đời lên đến hơn 100 năm. Với những giá trị về mặt lịch sử, tôn giáo cùng kiến trúc độc đáo năm 1988 nhà thờ đã được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích Lịch sử - Văn hoá cấp quốc gia.
Bên cạnh nhà thờ lớn, nhà thờ Phát Diệm còn có 5 nhà thờ nhỏ tạo nên một quần thể vững chắc, đồ sợ bậc nhất thời bấy giờ với tổng diện tích lên đến 22ha. Tất cả các nhà thờ đều được xây dựng chủ yếu bằng đá đá tự nhiên và gỗ lim quý, trải qua bao thăng trầm của thời gian, trên mái và những bức tường cũng đã nhuốm màu rêu phong cổ kính. Một nét riêng biệt rất dễ nhận thấy chính là kiến trúc đình chùa của phương Đông và lối kiến trúc Gothic của phương Tây đã cùng giao hòa và mang đến một nét riêng đặc biệt cho Phát Diệm mà không thể tìm thấy ở một nhà thờ thứ hai.
Nhà thờ đá Phát Diệm địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa
Ban quản lý nhà thờ đá Phát Diệm điện thoại: 0229 3862 058 - Dịch vụ tour du lịch có lịch tham quan nhà thờ đá Phát Diệm Giá Rẻ Hotline/Zalo: 0981.851.651.
Địa chỉ nhà thờ đá Phát Diệm: thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.
nhà thờ đá Phát Diệm giờ mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu từ 06:30 - 18:30. Lịch hoạt động của nhà thờ tất cả các ngày từ thứ 2 đến Chủ Nhật.
Giá vé nhà thờ đá Phát Diệm vào cửa, tham quan bao nhiêu ?
Hiện tại nhà thờ đá Phát Diệm không thu vé tham quan, du khách có thể tự do tham quan tất cả các ngày trong tuần. Du khách đến đây có thể check in, tham quan một vòng quanh nhà thờ và cầu nguyện trong thánh đường khi mà tâm hồn còn nhiều xao động…
Chỉ dẫn phương tiện, đường đi nhà thờ đá Phát Diệm Ninh Bình
Cung đường từ Hà Nội đến nhà thờ Phát Diệm khoảng 120km nên bạn hoàn toàn có thể chủ động phương tiện đi xe máy, ô tô, xe khách từ bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm Hà Nội và thăm thú một số điểm du lịch lân cận khi về Ninh Bình.
Đường đi thẳng theo hướng quốc lộ 1A bạn sẽ đến với thành phố Phủ Lý Hà Nam, qua tiếp đến thành phố Ninh Bình. Từ đây bạn chạy xe tầm 30km nữa về hướng Nam là thấy nhà thờ Phát Diệm.
Tour du lịch nhà thờ đá Phát Diệm đi vào thời gian nào đẹp ?
Du khách có thể tới nhà thờ bất cứ thời điểm nào trong năm tuy nhiên nếu có dịp tới đây vào các ngày lễ lớn của đạo Thiên Chúa như lễ Giáng Sinh 25/12, lễ Phục Sinh vào ngày chủ nhật cuối tháng 3 đầu tháng 4 hay lễ Tạ Ơn diễn ra vào ngày thứ Năm, tuần thứ tư của tháng 11… tại nhà thờ có rất nhiều nghi lễ và hoạt động thú vị. Khi đêm về nhà thờ Phát Diệm lại càng lung linh hơn dưới anh đen, ánh nến cùng những bản nhạc, những bài kinh thánh vọng ra xa.
Review tham quan, du lịch nhà thờ đá Phát Diệm có gì ?
+ Tìm hiểu Quá trình thăng trầm xây dựng nhà thờ Phát Diệm: Cho đến đầu thế kỷ thứ 19 Hà Nam Ninh và vùng đất lân cận vẫn chỉ là vùng đất hoang sơ, đầy sình lầy và chưa có nhiều người dân khai phá. Phải đến tận năm 1828 Nguyễn Công Trứ được triều đình Huế phái ra Bắc làm quan “Dinh Điền Sứ”, ông đã cho khai khẩn đất hoang, di dân đến lập thôn, lập làng tạo nên sức sống mới chưa từng có. Trong đó trù phú và nhộn nhịp nhất phải kể đến hai huyện Tiền Hải - Thái Bình và Kim Sơn - Ninh Bình.
Ngoài nguyễn Công Trứ thì người góp phần tạo nên tiếng vang cho vùng đất kim Sơn Ninh Bình chính là linh mục Phêrô Trần Lục (1825- 1899). Cụ là linh mục chính xứ Phát Diệm từ năm 1965 và thường được gọi với cái tên thân mật là cụ Sáu. Cụ đã chủ trì việc xây dựng nhà thờ và cũng trong suốt 34 năm làm chính xứ một tay cụ đã giữ gì và giáo dục đời sống đạo đức cho giáo dân. Không chỉ các ngày lễ mà hàng ngày đều có các con chiên ngoan đạo đến làm lễ nghe giảng kinh thánh, thỉnh tội tạo nên một thời huy hoàng cho Kinh đô công giáo của Việt Nam.
+ Khám phá kiến trúc tổng thể độc đáo hài hòa trong nhà thờ: Nếu là lần đầu đến Phát Diệm hẳn du khách sẽ ngỡ ngàng về một nhà thờ mang mái ngói cong hình mũi thuyền, thánh ngự trên đài sen, hay các biểu tượng quen thuộc tứ linh, tùng - cúc - trúc - mai trong các đình chùa Việt Nam. Đó cũng chính là điểm làm nên khác biệt cho nhà thờ đá cổ này, sự kết hợp giữa các chi tiết chạm khắc, yếu tố phong thủy tựa sơn đạp thủy theo quan niệm của người phương Đông xưa hài hòa trong những kết cấu mái vòm, tượng Đức Mẹ, cây thánh giá….
Sau khi tham quan hết 5 nhà thờ chính du khách sẽ tiếp tục men theo con đường ra tháp chuông, hồ nước và 3 hang đá nhân tạo. Trong đó Phương Đình được xem là một kiệt tác dành cho những tâm hồn say mê kiến trúc truyền thống, và neus bạn còn nhiều bận lòng về cuộc sống và công việc, hay tận sâu trong tâm vẫn còn những nỗi niềm chưa thể giãi bày hãy ghé qua nhà thờ kinh thánh Rô Cô, nhà nguyện kinh thánh Giêsu và nhà thờ nguyện kinh trái tim chúa.
+ Tham quan Phương Đình: Nếu đứng từ xa bạn nhìn thấy thấp thoáng một công trình giống như đình làng với màu cổ kính và mái ngói cong thì đó chính là Phương Đình. Phương Đình hay còn gọi là tháp chuông 3 tầng, cao đến 25m với hàng cổng tam quan nổi bật bằng đá xanh, phía bên trên tường điêu khắc các bức phù điêu của một số vị thánh và sự tích về chúa Giêsu. Trên tầng cao nhất của Phương Đình có 5 khối tháp, trong đó khối tháp trung tâm có đặt một quả chuông nặng khoảng 2 tấn, mỗi lần gióng chuông có thể phát ra âm thanh xa đến 10km.
+ Khu nhà thờ lớn: Trung tâm Phát Diệm chính là khu nhà thờ lớn 4 mái và 5 lối vào đều được chạm trổ một cách tinh xảo. Trong gian chính là thánh đường đặt một bàn thờ lớn bằng đá, mái là mái chồng diện truyền thống với 2 tầng và các cửa sổ đan xen để lấy ánh sáng tự nhiên. Tất cả các đồ thờ bằng gỗ bên đều được sơn son thếp vàng nguy nga hệt như đình chùa và chốn cung đình xưa. Đi đến phía cuối nhà thờ là chái kiệu cuốn vòm thành 5 lối dẫn vào nhà thờ, phía trên tháp lợp ngói mũi hài đầu uốn cong, tát cả đều tạo nên một màu sắc truyền thống Việt Nam và Á Đông.
+ Trái tim Đức mẹ: Trong quần thể 5 nhà thờ nhỏ Phát Diệm thì ngôi nhà thờ mang tên Trái Tim Đức Mẹ là công trình được cụ Sáu cho xây dựng đầu tiên. Ngôi nhà hầu như được làm hoàn toàn bằng đá từ nền nhà, cột, tường, tháp, chấn song xà,... do đó mà người dân trong vùng mới quen gọi đây là nhà thờ đá. Trên các đỉnh nhà thờ đều được đặt cây thánh giá, phía dưới nổi bật là bức tượng đứng mẹ trong tư thế đứng nhìn về phía trước như đang quan sát và che chở cho các con chiên của mình.
Kinh nghiệm đi nhà thờ đá Phát Diệm có lưu ý gì quan trọng ?
Để chuyến đi của du khách trở lên dễ dàng và trọn vẹn, thì dưới đây là một vài kinh nghiệm bỏ túi, lưu ý cho bạn khi đến thăm nhà thờ đá Phát Diệm để đảm bảo sự tôn nghiêm của một địa chỉ tôn giáo.
+ Không chỉ riêng nhà thờ đá Phát Diệm mà cả khi tham quan các di tích lịch sử đất cố đô du khách lưu ý giữ trật tự, không gây ồn ào làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
+ Nhà thờ không quá khắt khe trong vấn đề trang phục tuy nhiên bạn cũng nên tránh các bộ đồ quá hở không phù hợp thay vào đó là những bộ váy xinh xắn nhã nhặn để lên hình cho đẹp khi check in nhé.
+ Một số tọa độ check in siêu đẹp tại nhà thờ đá mà bạn không nên bỏ lỡ: cây câu cầu ngói từng in trên bộ tem bưu chính Việt Nam, Phương Đình, nhà thờ lớn và Trái Tim Đức Mẹ.
+ Lưu ý giữ thái độ đúng mực khi gặp cha xứ và các sơ trong nhà thờ, không cười đùa, cợt nhả làm ảnh hưởng đến sự trang nghiêm, yên tĩnh vốn có.
+ Tổng diện tích lên đến 22ha thì nếu bạn muốn đi bộ khám phá hết khu nhà thờ thì nước uống, mũ nón chống nắng và giày thể thao là những vật dụng cần thiết để bạn giữ được sức khỏe tốt nhất.
+ Vào các dịp lễ lớn nhất là Giáng Sinh, bạn nớ bảo quản đồ đạc cẩn thận vì những ngày này cả các tín đồ và du khách về nhà thờ rất đông khó tránh khỏi tình trạng rơi mất đồ hay kẻ gian lợi dụng móc túi.
Nhà thờ Phát Diệm luôn rộng cánh cửa dù bạn là con chiên hay du khách là Công Giáo, phật Giáo hay Hồi Giáo cũng chẳng phải là ranh giới. Nhiều người đến nhà thờ làm lễ, nhưng cũng nhiều người tới đơn giản vì không khí trong lành và cảnh sắc yên bình cũng như một địa điểm tuyệt đẹp và độc đáo giữa lòng cố đô.