Review Kinh Nghiệm Đi CHÙA BỤT Hoằng Hóa Thanh Hóa 2024

Người đăng: Tour Hoa Trà
Đang được cập nhật....

Lên chùa lễ Phật cầu an, cho tâm thanh tịnh cho lòng an yên, đó là câu nói mà du khách gần xa thường truyền tai nhau về một ngôi chùa khi có dịp ghé thăm vùng biển Hải Tiến. Chùa Bụt, ngôi chùa linh thiêng cùng với kiến trúc độc, lạ đang là tọa độ được tìm kiếm trên bản đồ du lịch xứ thanh. Đến du lịch Hải Tiến không đơn thuần là tắm biển, ngắm cảnh mà người ta còn muốn tìm về một chốn an yên giữa guồng quay bộn bề của cuộc sống và sự tấp nập, nhộn nhịp nơi biển xanh cát trắng nắng vàng. 

Tại sao chùa Bụt lại trở thành ngôi chùa độc đáo hiếm thấy đến vậy, cùng Dulich.Pro.Vn có dịp đến du lịch Hải Tiến, Thanh Hóa đi tìm câu trả lời nhé!

Giới thiệu về Chùa Bụt ở đâu ?

Chùa Bụt Hòn Bò hay còn được du khách biết đến tên {Chùa Bụt Hải Tiến} nằm ở xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, chính là trầm tích văn hóa từ 1.000 năm trước được người dân lập một gian thờ Phật cạnh gian thờ Đức Thánh Cả  Tô Hiến Thành. Thời gian gần đây chùa được trùng tu và mở cửa đón khách du lịch từ năm 2021. Dù mới được đưa vào hoạt động như đã thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách và trở thành điểm đến lý tưởng cho dịp cuối tuần.

Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc Phật giáo Việt Nam nhưng có hình dáng như những ngôi chùa của người Khmer Nam Bộ. Đền chùa thường có vị trí đắc địa “tựa sơn đạp thủy” tức sau tựa núi, mặt hướng về sống suối tuy nhiên tại chùa Bụt du khách sẽ nhận ra một nét riêng biệt rất rõ. Sau lưng là chân núi Bồ Hòn một trong những bãi đá tự nhiên đẹp nhất biển Hải Tiến, mặt hướng ra cửa biển Lạch Trường. Không chỉ là chốn tâm linh mà ngôi chùa còn mang trong mình những dấu tích và những câu chuyện lịch sử, chứng kiến sự thay đổi và thăng trầm của một vùng quê, một dân tộc. 

Chùa Bụt địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa Cập Nhật

Ban quản lý chùa Bụt số điện thoại: 02373.865.009 - Hotline dịch vụ tour du lịch kết hợp Chùa Bụt Hải Tiến Giá Rẻ 24/7: 0981.851.651.

Địa chỉ chùa Bụt Hải Tiến: Xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Chùa Bụt ở gần Hải Tiến giờ mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu, chiêm bái từ 06:30 - 18:30. Lịch hoạt động của chùa Bụt tất cả các ngày từ thứ 2 đến Chủ Nhật.

Giá vé Chùa Bụt vào cửa, tham quan hiện nay bao nhiêu tiền ?

Hiện tại chùa Bụt không thu vé tham quan, vào cổng với các tín đồ Phật Tử hay cả du khách phương xa ghé thăm. Thường thì du khách tới Hải Tiến sẽ chuẩn bị quần áo chỉn chu vào chùa rồi sau đó thay đồ xuống tắm biển, hoặc có thể dành hẳn nữa ngày vãn cảnh, khám phá toàn bộ ngôi chùa. 

Tour du lịch đi Chùa Bụt Hải Tiến vào thời gian mùa nào đẹp ?

Mùa du lịch biển Hải Tiến bắt đầu vào hè từ khoảng tháng 4 cho đến khoảng tháng 9, tháng 10 khi thu sang, không còn cái nắng hè oi ả. Tuy nhiên mùa mưa bão miền Trung lại rơi vào khoảng tháng 7 - 8 khá nguy hiểm khi ra biển hoặc bạn sẽ gặp khó khăn nếu muốn đi lại. Vào những ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng hay các ngày lễ chùa cũng đón tiếp nhiều con nhang đệ tử cùng du khách tới thăm, thắp nhang dâng lễ cầu bình an, tài lộc. 

Chỉ dẫn phương tiện di chuyển, đường đi Chùa Bụt Hoằng Hóa

Cach Hà Nội khoảng 168km, từ Hà Nội du khách có thể bắt các chuyến xe khách từ các bến xe hoặc đi tàu hỏa xuất phát từ Ga Hà Nội - Ga Thanh Hóa sau đó đi xe ôm hoặc taxi vào chùa. Bạn cũng có thể tự di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô gia đình theo cao tốc.

Đường đi từ trung tâm Hà Nội bạn đi theo QL1A hoặc cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đến địa phận thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Đi tiếp khoảng đi khoảng 30km nữa tới cầu Tào Xuyên bạn đi qua sang bên kia cầu rẽ trái lỗi đi vào khu du lịch Hải Tiến, bạn đi khoảng 15km là đến bãi biển Hải Tiến. Từ đây bạn theo biển chỉ dẫn đi tầm 3km nữa là tới chùa. 

Nếu nghỉ tại khách sạn xa chùa bạn có thể đi xe ôm, xe taxi hoặc xe điện nếu như đoàn đông người. Xe điện mỗi lượt chở khoảng 8 - 10 người, giá dao động khoảng 100.000 đồng/lượt tùy thời điểm. 

Review trải nghiệm chiêm bái, tham quan du lịch Chùa Bụt có gì ?

Ngôi chùa được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo với nhiều mái nhọn xếp chồng lên nhau. Sau khi được xây dựng và tôn tạo lại chùa Bụt hiện được hoàn thiện với 12 công trình: Cổng tam quan; Lầu chuông lầu trống; Tượng Phật tổ như lai ban phúc; Tượng đài chiến thắng; Nhà tăng ni; Hồ Mẫu tử; Chùa Bụt; Phủ Mẫu - nhà Linh; Đền thờ Đức Thánh Cả; Đền thờ Cá Voi; Cầu thạch bích bãi Râu Rồng và cuối cùng là Tượng Phật bà quan âm Nam Hải.

Cánh Cổng Tam Quan là nơi đầu tiên dẫn du khách vào chùa. hai tông màu chủ đạo là vàng và trắng, mái cong, tại vị trí trung tâm cao nhất của cổng đề hai chữ “Hộ Quốc” bằng tiếng Việt. Lối kiến trúc độc đáo thể hiện sự uy nghiêm, vững vàng bảo vệ người dân địa phương trước thiên tai,  đem lại sự bình yên cho người dân sống bên bờ biển Hải.

Trong chùa hiện còn lưu giữ bộ xương cá voi hay Cá Ông, vị thần linh thiêng bảo vệ ngư dân ra khơi. Khi xác cá voi dạt vào bờ biển, ngư dân đã làm lễ chôn cất và thỉnh xương về thờ cúng cho đến nay. Với những ngư dân Hải Tiến chùa Bụt Hải chùa Bụt từ lâu đã trở thành nơi thờ tự linh thiêng, trước khi ra khơi tất cả mọi người ra đây thờ cúng cầu mong trời yên biển lặng để cá tôm đầy khoang và bình an trở về.

Ngay phía sau chùa có lối đi riêng lên bãi đá Bồ Hòn, bãi đá gồ ghề xếp chồng lên nhau theo thời gian dần bị bào mòn tạo nên những hình thù thú vị. 

Hiếm có ngôi chùa nào như chùa Bụt, trong khuôn viên chùa là Tượng đài ghi công đứng hiên ngang ghi dấu chiến công hiển hách thắng trận đầu của Hải quân Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược hải quân Việt Nam cùng quân dân Thanh Hóa đã có những chiến thắng vang dội, là niềm tự hào và kiêu hãnh của người con nơi đây. 

Bãi Râu Rồng với những vách núi đá gồ ghề sát bên bờ biển, xếp liên tiếp vào nhau như những ngọn sóng lớn vươn ra biển khơi. Đây có lẽ là địa điểm lý tưởng dành cho những du khách muốn dành riêng một khoảng không gian mà ngắm nhìn sóng vỗ, hòa mình vào không gian rộng lớn để những âu lo theo con sóng mà cuốn đi xa mãi. 

Bỏ túi kinh nghiệm đi Chùa Bụt Thanh Hóa có lưu ý gì quan trọng ?

Vì là địa điểm tâm linh nên khi đến chùa Bụt có một số điều bỏ túi bạn cũng nên chú ý, lưu ý để bảo vệ sự trang nghiêm và linh thiêng nơi cửa chùa. 

+ Du khách lưu ý không vào chùa khi bạn mặc trang phục hở hay quá ngắn, thay vào đó bạn nên chuẩn bị quần áo dài tay, váy qua đầu gối kín đáo, lịch sự.

+ Mẹo hay chiêm bái khi đến những ngôi chùa có cổng tam quan theo như thông thường bạn sẽ nên đi vào cửa bên phải và đi ra bằng bên trái, không đi bằng cửa chính giữa. 

+ Kinh nghiệm đừng quên mang theo điện thoại, máy ảnh vì sau khi chiêm bái bạn có thể check in cùng vô vàn góc sống ảo trong chùa và các khu vực lân cận. 

+ Xem dự báo thời tiết trước chuyến đi là điều cần thiết bởi chắc chắn bạn sẽ không muốn đến đúng những ngày mưa phải ở cả ngày trong phòng nhất là trong mùa bão tháng 7, tháng 8.

+ Sau khi tham quan chùa, ngoài tắm biển bạn cũng có thẻ trải nghiệm một số hoạt động thú vị tại đây như Cầu cảng Hải Tiến, Chợ làng chài, Khu vui chơi cảm giác mạnh Paracel Resort,...

Một không gian rộng thoáng đãng cho những ai muốn tìm về với thiên nhiên. Đứng từ chùa thu vào tầm mắt cả khoảng không vô tận của biển, tất cả chỉ còn lại hương nhang đèn thoảng trong gió cùng tiếng sóng vỗ rì rào an ủi lòng người. 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Zalo Dulich.Pro.Vn Messenger Dulich.Pro.Vn 1900633278