Review Kinh Nghiệm Thăm, Viếng, Giờ Mở Cửa LĂNG BÁC 2024

Người đăng: Tour Hoa Trà
Đang được cập nhật....

Nằm trong lòng trái tim Hà Nội, lăng Bác từ lâu đã trở thành một phần không thể tách rời của mảnh đất thủ đô và con người Hà Thành. Kính cẩn nghiêng mình trước anh linh chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, thăm lại nơi khi xưa Bác từng ở, ao cá Bác từng chăm, hay con đường Xoài ngày xưa Bác đi… Không chỉ người dân thủ đô hay những người con từ miền Trung, miền Nam về đây thăm Bác mà đông đảo du khách nước ngoài cũng ghé thăm phần vì tìm hiểu và một phần vì họ từng nghe về cuộc đời và sự nghiệp của một vị anh hùng dân tộc.

Và để tìm hiểu rõ hơn thì dưới đây sẽ là một số thông tin cần thiết và kinh nghiệm thăm viếng lăng Bác được tổng hợp bởi Dulich.Pro.Vn, lưu ngay để không bỏ lỡ bạn nhé. 

Giới thiệu về Lăng Bác ở đâu ?

{Lăng Bác Hồ} nằm tọa lạc trên con đường Hùng Vương, phường Điện Biên, quận Ba Đình. Được khởi công xây dựng vào ngày 2/9/1973 và hoàn thành trong vòng 2 năm vào ngày 29/8/1975, là nơi lưu giữ thi hài chủ tịch Hồ Chí Minh. Kể từ ngày Bác ra đi, thi hài của Bác đã được bảo quản và di chuyển 6 lần trước khi đưa về an nghỉ trong lăng. 

Theo như nguyện vọng trong di chúc Bác muốn được hỏa táng và đặt tro tại 3 miền của tổ quốc sau khi Người qua đời để được gần đồng bào. Thế nhưng thể theo nguyện của toàn Đảng, toàn dân thì Trung ương Đảng đã đã quyết định giữ gìn lâu dài thi hài và xây dựng Lăng cho Người. Và cũng hiếm có một nơi nào mà từng công trình, từng con số, và từng tiểu cảnh đều mang một màu sắc và một ý nghĩa đặc biệt như lăng Bác. 

Lăng Bác địa chỉ, số điện thoại ban quản lý, giờ mở cửa

Địa chỉ Lăng Bác Hồ: số 2 đường Hùng Vương, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Số điện thoại ban quản lý: 024 38455168 - 024 37345484; Dịch vụ tổ chức tour du lịch kết hợp thăm, viếng Lăng Bác cho nhóm khách đoàn, học sinh Hotline/Zalo: 0981.851.651.

{Lăng Bác mở cửa} tất cả các ngày trong tuần tuy nhiên riêng thứ 2 và thứ 6 sẽ không tổ chức lễ viếng Bác. Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức vào các buổi sáng: Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Bảy, Chủ Nhật.

{Lăng Bác giờ mở cửa} Mùa hè (từ 01/04 - 31/10) thời gian từ 07:30 - 10:30; Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ từ 07:30 - 11:00. Mùa đông (từ 01/11 - 31/03) thời gian từ 08:00 - 11:00; Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ từ 08:00 - 11:30.

Thông tin thêm lịch mở cửa Lăng Bác các ngày 19/05, 02/09 và Mùng 01 Tết Nguyên Đán nếu trùng vào Thứ Hai hoặc Thứ Sáu, vẫn tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thăm, viếng Lăng Bác Hồ có mất chi phí vé tham quan, vào cửa ?

Viếng lăng chủ tịch Hồ Chí Minh không thu vé tham quan, vào cửa. Vậy nên du khách chỉ cần xếp hàng, đi theo sự hướng dẫn của ban quản lý để vào lăng viếng Bác.

Bên cạnh vào lăng Viếng Bác thì tham quan khu di tích phủ chủ tịch, bảo tàng Hồ Chí Minh đối với người Việt Nam là miễn phí vé. Tuy nhiên đối với du khách là người nước ngoài tham quan khu di tích phủ chủ tịch sẽ mua vé 25.000 VNĐ/Vé; Mua vé tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh và 25.000 VNĐ/Vé.

Du lịch Lăng Bác Hồ 1 ngày chi phí tour bao nhiêu ?

Review kinh nghiệm đi thăm, viếng Lăng Bác tại Dulich.Pro.Vn tìm hiểu, xu hướng hiện nay được nhiều du khách, các bậc phụ huynh cho trẻ nhỏ, học sinh đi tham quan kết hợp viếng Lăng Bác có chi phí như sau:

{Du lịch lăng Bác} 1 ngày 220.000 VNĐ/khách và nửa ngày là 180.000 VNĐ/Khách. Chi phí đi vui chơi, tham quan kết hợp vào viếng Lăng Bác đã bao gồm như: xe ô tô du lịch đón ở Hà Nội - Lăng Bác, vé tham quan, suất ăn 1 bữa trưa 40k cho học sinh, thẻ đeo, bảo hiểm, hướng dẫn viên du lịch, nước uống 1 chai/ngày phục vụ trên ô tô.

{Tour du lịch lăng Bác} thường kết hợp thăm viếng lăng Bác cùng các địa điểm nổi bật như bảo tàng Hà Nội, Văn Miếu Quốc Tử Giám, bảo tàng dân tộc học, bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, bảo tàng phòng không không quân...chi phí từ 230.000 VNĐ.

Chi phí đi Lăng Bác sẽ giao động nếu bạn lựa chọn thay đổi điểm đi cùng, dịch vụ ăn uống cho người lớn so với mức Dulich.Pro.Vn review. Nhưng chi phí đề cập là đầy đủ để du khách tham khảo lựa chọn book tour trọn gói tại Hotline/Zalo: 0981.851.651 hay đi thăm viếng lăng Bác tự túc nhé!

Chỉ dẫn phương tiện, đường đi Lăng Bác từ Hà Nội

{Đi Lăng Bác} Trước đây du khách có thể vào lăng từ đường Hùng Vương và Ngọc Hà tuy nhiên bây giờ chỉ có thể vào và gửi xe tại đường Ngọc Hà. Nếu di chuyển bằng ô tô hay xe máy bạn có thể đi theo chỉ dẫn của ứng dụng Google Maps trên điện thoại cho chủ động.

Đi Lăng Bác bằng xe buýt, có rất nhiều tuyến xe bus chạy qua lăng. Vậy nên bạn có thể lên các tuyến 09, 18, 22, 33, 45 và 50 sau đó xuống tại 18A Lê Hồng Phong là điểm gần lăng Bác rồi đi bộ vào. 

Thăm viếng lăng Bác vào thời gian nào phù hợp ?

Trừ ngày thứ 2 và thứ 6 lăng Bác đóng cửa bảo trì thì ngày nào lăng cũng đón tiếp hàng trăm có khi hàng ngàn du khách về thăm viếng Bác. Đặc biệt mỗi độ cuối tháng 2 đầu tháng 3 hoa ban trong khuôn viên các con đường gần lăng Bác nở rộ là background check in siêu đẹp giữa lòng Hà Nội. 

Review hướng dẫn tham quan, viếng Lăng Bác có gì ?

Dù là đến lăng Bác với mục đích gì thì việc đầu tiên mà mỗi du khách đến đây đều sẽ vào trong lăng viếng thi hài của Người. Trong lăng cũng chỉ có một đường đi duy nhất đã được lắp mái che và không đi ngược lại nên bạn cũng không cần quá lo về việc đi nhầm đường hay đi lại các điểm đã đi qua. Cụ thể du khách có thể hình dung và di chuyển qua các công trình, địa điểm như sau:

+ Viếng lăng Bác: Dân tộc, hiện đại, trang nghiêm và giản dị là bốn phương châm xây dựng lăng Bác. Lăng gồm 3 tầng với 3 với 3 chức năng riêng. 

Tầng 1 là khán đài xây theo hình bậc thang để tổ chức các buổi lễ quan trọng tại Quảng Trường Ba Đình. 

Tầng 2 là phần chính của lăng gồm phòng thi hài, hành lang và cầu thang lên xuống. Trong đó thi hài của Bác được đặt trong lồng kính, xung quanh có cảnh vệ canh gác nghiêm ngặt. 

Tầng 3 là mái lăng hình tam cấp nổi bật với dòng chữ “Chủ Tịch Hồ Chí Minh” bằng đá hồng ngọc màu mận chín đưa về từ Cao Bằng.

Xung quanh lăng đều được bao phủ bởi một màu xanh mát của rất nhiều cây và hoa. 79 cây vạn tuế tượng trưng cho 79 mùa xuân của Người. Những cây ban hoa trắng và ban hoa tím thì được đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên mang từ trên rừng về trồng trên con đường lớn đối diện Quảng trường Ba Đình. Hay bụi tre trước lăng tượng trưng cho hồn túy, cốt cách người việt. 

+ Tham quan nhà Sàn Bác Hồ: Đây là nơi Bác ở, làm việc từ giữa tháng 5/1958 đến năm 1969. Ngôi nhà được thiết kế và xây dựng theo phong cách nhà sàn của đồng bào Tây Bắc mà ngày xưa Bác ở, bên dưới có bộ bàn ghế và tài liệu Bác làm việc và tiếp khách. Tầng trên là phòng nghỉ và một số vật dụng gắn liền với Bác trong suốt những năm tháng Bác ở đây. Trước hiên nhà là hàng râm bụt quanh năm xanh mát được.

+ Toà nhà Phủ Chủ tịch: Tòa nhà bề thế, nổi bật với tông màu vàng và bốn tầng nhìn thẳng ra đường Hùng Vương. Được Pháp cho xây dựng và trở thành nơi ở, nơi làm việc qua nhiều đời toàn quyền Pháp, mỗi lần có một người mới lên kiến trúc bên trong lại có sự thay đổi phù hợp với con mắt nhìn của người đứng đầu. 

Toà nhà được lấy tên là Phủ Chủ Tịch và chính thức thuộc về nhân dân Việt Nam sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thành công và Thủ đô Hà Nội được giải phóng tháng 10 năm 1954. Và cũng chính tại đây Bác đã chủ trì rất nhiều phiên họp quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đón tiếp các vị khách quốc tế đến thăm và gặp gỡ đại biểu nhân dân từ mọi miền tổ quốc. Thường hàng năm mỗi dịp tết đến Bác cũng thường đọc thơ chúc Tết cho đồng bào cả nước. 

+ Ao cá Bác Hồ: Trước đây ao cá vốn chỉ là một ao tù nước đọng khi còn bị thực dân Pháp chiếm đóng. Về sau khi Bác đến làm việc tại Phủ Chủ Tịch đã cho cải tạo nơi này thành ao nuôi cá vừa cải thiện môi trường vừa có thêm sự thay đổi trong bữa ăn hàng ngày. Cá trong ao chủ yếu là cá chép, cá trôi, cá trắm, cá rô phi… Hiện nay du khách đến có thể lấy một ít thức ăn khô đã được chuẩn bị sẵn rải xuống ao là ca tự động bơi đến ăn. Thường vào mỗi buổi chiều sau khi làm việc xong Bác sẽ cho cá ăn, thức ăn chủ yếu là cám hoặc đôi khi là ít cơm hay bánh mì Bác để lại lúc ăn sáng rồi mang phơi khô. Như đã thành quen nên chỉ cần nghe tiếng bước chân và tiếng vỗ tay là đàn cá tự đã biết đến giờ ăn mà bơi đến chỗ Bác. 

+ Chùa Một Cột: Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1049 phỏng theo giấc mơ của vị vua Lý Thái Tông. Ban đầu chùa được lấy tên là Liên Hoa Đài tức Đài Hoa Sen với lối kiến trúc độc đáo, hiếm gặp của một điện thờ đặt trên một cột trụ duy nhất. Liên Hoa Đài cũng là ngôi chùa nổi tiếng nhất trong quần thể kiến trúc Chùa Diên Hựu, sau nhiều lần được chỉnh sửa và trung tu ngô chùa vẫn giữ được gần như nguyên bản kiến trúc ban đầu và trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ khi du khách có dịp ghé vào lăng Bác. 

+ Bảo tàng Hồ Chí minh: Bảo tàng được xây dựng và hoàn thành trong vòng 5 năm từ ngày 31/08/1985 - 19/05/1990, kỷ niệm tròn 100 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh. Được thiết kế tựa như một đóa sen trắng tinh khôi giữa lòng thủ đô hay cũng chính là tinh thần và cốt cách thanh cao của Người. Đến đây du khách có cơ hội được tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác từ thuở thiếu thời đến những đỉnh cao trong sự nghiệp cách mạng của một nhà lãnh tụ đại tài và những năm tháng cuối cùng. Qua những hiện vật, những mô hình, tranh ảnh và tư liệu, một thước phim thu nhỏ về Bác hiện lên thật chân thực và sống động trước mắt người xem. 

Bỏ túi kinh nghiệm đi Lăng Bác có lưu ý gì quan trọng ?

Lăng Bác có những quy định riêng mà du khách đến thăm viếng bắt buộc phải thực hiện để đảm bảo sự tôn kính và trang nghiêm cũng như vấn đề an ninh. Vậy nên để chuẩn bị cho chuyến đi, bạn hãy bỏ túi một số lưu ý như sau:

+ Khi vào lăng viếng Bác bạn nên lựa chọn các bộ trang phục lịch sự nhã nhặn, tuyệt đối tránh đồ bó sát, áo hay váy quá ngắn và hở gây phản cảm. 

+ Quy định một số khu vực tại lăng bác có biển cấm quay phim chụp hình vì vậy nếu bạn mang theo điện thoại máy ảnh thì cũng chú ý gửi tại quầy gửi đồ trước khi vào lăng viếng Bác Hồ. 

+ Khi vào đến lăng hãy đi nhẹ nhàng và cẩn thận tránh bị ngã khi vào bên trong hành lang lăng viếng Bác vì sàn nhà khá lạnh và trơn. 

+ Sau khi qua cổng an ninh bạn sẽ gửi lại balo hay các món đồ kích thước lớn và nhận thẻ tại quầy gửi đồ, bạn nhớ giữ thẻ cẩn thận để lúc về vòng ra lấy đồ nhé.

+ Nếu bạn cần tìm nhà vệ sinh sau khi ra khỏi lăng thì nó nằm gần khu vực nhà sàn, rất sạch sẽ và thường xuyên dọn dẹp nên bạn cũng lưu ý giữ vệ sinh chung.

+ Nếu đưa các bé đi cùng bạn hãy chắc rằng bé đã trên 3 tuổi vì trẻ em dưới 3 tuổi sẽ không được vào lăng Bác do các bé còn nhỏ thường dễ quấy khóc, ảnh hưởng đến bầu không khí trang nghiêm. 

Trừ thời gian đóng cửa thì lăng Bác chưa bao giờ vãn dòng người đến thăm viếng. Có người lặn lội từ phương xa đến để một lần được nghiêng mình trước thi hài của người, nhưng cũng có người đến đơn giản vì một không khí thanh tịnh trang nghiêm giữa lòng thủ đô đầy ồn ào tất bật. 

{Ảnh ở Lăng Bác}

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Zalo Dulich.Pro.Vn Messenger Dulich.Pro.Vn 1900633278